Nhìn ra thế giới

Tiêu dùng cũng có vấn đề đạo đức

-Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, các nước tư bản phát triển phương tây đứng đầu là Mỹ hết sức sùng bái chủ nghĩa tiêu dùng, và chủ nghĩa này đã kích thích cực lớn tiêu dùng, nó được phản ảnh trên kinh tế vi mô rằng phải nghiên cứu tâm lý và hành vi người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu dùng cho đời sống con ngưòi.

-Nhưng các nhà tâm lý học lại cho rằng, kích thích không ngừng dục vọng và nhu cầu của người tiêu dùng, cưỡng ép một cách làm cho thay đổi lúc nào không biết việc tiêu dùng những hàng hoá trên thực tế vốn người tiêu dùng không cần thiết hoặc có hại cho sức khoẻ của họ là không có đạo đức.

-Phong cách của chủ nghĩa tiêu dùng ở Trung Quốc mấy năm gần đây có xu thế tăng lên rất mạnh, nhất là khá thịnh hành trong đám người có thu nhập cao. Theo “Sách trắng thương mại: báo cáo phát triển thương mại Trung Quốc năm 2009-2010” thì năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu dùng hàng xa xỉ lớn thứ hai trên thế giói, và dự đoán trong 5 năm tới sẽ đứng đầu thế giới.

-Đi sâu nghiên cứu vấn đề đạo đức tiêu dùng sẽ có lợi cho việc giúp người ta tiêu dùng một cách khoa học, văn minh, lành mạnh.

Theo nghĩa rộng, tiêu dùng được chia ra làm tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt. Cái trước là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội, là chỉ tiêu hao và quay vòng tư liệu sản xuất; còn cái sau là chỉ tiêu hao tư liệu sinh hoạt, mục đích là để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt và phát triển của cá nhân. Đối với tiêu dùng sinh hoạt mà nói, nó là hành vi cá nhân, bắt nguồn từ các loại nhu cầu của con người, nhưng tiền đề cơ bản là điều kiện sản xuất, chế độ phân phối và văn hoá tiêu dùng của xã hội. Hơn nữa tiêu dùng cũng không phải không có liên quan với lý luận. Lấy tiêu dùng thức ăn mà nói, “đói thì muốn ăn” là đòi hỏi cơ bản của con người, thế nhưng hàng ngàn năm nay, vấn đề “có thể ăn cái gì”, “ có thể ăn được cái gì” cũng như “ăn như thế nào”, lại quyết định bởi điều kiện cung ứng thức ăn, thể chế phân phối thức ăn và văn hoá ẩm thực bao gồm cả quan niệm giá trị sinh tồn của xã hội. Vì vậy, điều kiện xã hội nhất định về căn bản đã qui định đối tượng, hình thức và phương thức thực hiện của tiêu dùng, trên cơ sở đó, mới có sự lựa chọn tiêu dùng cá nhân bắt nguồn từ nhu cầu của mình, đó chính là bản chất xã hội của tiêu dùng sinh hoạt.

Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của mọi người đã được cải thiện rất lớn, đối tượng tiêu dùng và phương thức tiêu dùng cũng thay đổi hàng ngày, hình thức đa dạng. Thế nhưng, một số hiện tượng bất hợp lý hoặc trái đạo đức cũng chỗ nào cũng có, qui kết lại, chủ yếu có mấy loại dưói đây:

Tiêu dùng quá độ. Theo cách nói đẹp của văn hoá chủ nghĩa tiêu dùng phương tây, tiêu dùng quá độ còn gọi là tiêu dùng trước; nói một cách hơi phiếm chỉ, là tiêu dùng thấu chi. Có hai loại tình hình tiêu dùng quá độ, một là tiêu dùng vượt quá khả năng chi trả hiện có của cá nhân, một loại khác là lãng phí thuần tuý. Lấy cái trước làm ví dụ, trong cuộc khủng hoảng công nợ của nước Mỹ có một bộ phận tưong đối ngưòi tiêu dùng không có năng lực trả nợ trong tình hình dùng toàn bộ tiền vay mua nhà còn đem thế chấp ngôi nhà đó với ngân hàng để vay tiền mua ngôi nhà thứ hai. Rõ ràng là, loại phương thức tiêu dùng này cuối cùng chỉ mang lại sự phá sản cho tín dụng xã hội và sự lãng phí tài nguyên.

Tiêu dùng thân phận. Có một câu nói trong một bộ phim mà nay như đã trở thành kinh điển sau: “thế nào là nhân sĩ thành công, bạn có biết không? Nhân sĩ thành công là khi mua cía gì đều mua cái đắt nhất, chứ không mua cái tốt nhất!” Trên thực tế đó chính là cái gọi là tiêu dùng thân phận tức là dùng năng lực tiêu dùng để tâng bốc địa vị xã hội, thân phận xã hội khác nhau, thậm chí là nhân cách sang hèn. Có thể nói, tiêu dùng thân phận là một loại phưong thức tiêu dùng không bình thường, nó không chỉ làm tổn hại quan niệm công bằng chính nghĩa của xã hội mà còn xuyên tạc sự đánh giá của người ta đối với thành tựu cá nhân xã hội, mà còn tăng thêm quan niệm đẳng cấp làm xấu phong khí xã hội.

Tiêu dùng xa xỉ. Trên thế giói có thị trường tiêu dùng xa xỉ riêng, và cũng có nhóm người tiêu dùng hàng xa xỉ đặc biệt. Mấy năm gần đây, tiêu dùng hàng xa xỉ cũng rộ lên trong nuớc. Theo báo cáo do Hiệp hội hàng Xa xỉ thế giới công bố đến tháng 1 năm 2009, tổng mức tiêu dùng hàng xa xỉ Trung Quốc đã tới 8,6 tỷ USD chiếm 25% thị trường toàn cầu, lần đầu tiên vựot nước Mỹ trở thành nước tỉêu dùng hàng xa xỉ lớn thứ hai trên thế giói. Mặc dù nói, tiêu dùng hàng xa xỉ được định ra theo khả năng chi trả của cá nhân, nhưng ở một nuớc đang phát triển, tài nguyên có hạn lại đông dân như Trung Quốc thì quyết không nên đề xưóng tiêu dùng hàng xa xỉ. Nếu tiêu dùng hàng xa xỉ thúc đẩy phong cách xa xỉ lại còn hoà lẫn vào thành phần tiêu dụng thân phận thì phải kiên quyết chế tài.

Tiêu dùng cacbon cao. Nói một cách tương đối với tiêu dùng cácbon thấp , tiêu dùng cácbon cao chỉ loại phưong thức tiêu dùng nào đó tiêu hao nhiều năng lượng và không bảo vệ môi trường. Trong sinh hoạt ngày thường, tiêu dùng cácbon cao không chỉ có liên quan tới cơ cấu xã hội mà còn có liên quan tới phưong thức sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của người ta. Nói về cái trước, nếu cơ cấu ngành nghề sản xuất xã hội là kiểu cácbon cao thì người tiêu dùng ở mức độ rất lớn cũng chỉ có thể tiêu dùng hàng cácbon cao. thế nhưng tiêu dùng cácbon cao nói ở đây, chủ yếu là nhằm vào phưong thức sinh hoạt và thói quen tiêu dùng của cá nhân. Nghe nói không ít người châu Âu có thói quen sinh hoạt “thú vị”, ưa thích vào mùa đông mở hơi nóng sưởi ấm để mặc quần áo mùa hè, và vào mùa hè lại mở máy lạnh để mặc y phục mùa đông. Rõ ràng là nếu đề xưóng tiêu dùng cácbon thấp, mọi người sẽ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cácbon thấp mà điều chỉnh một cách hợp lý thói quen sinh hoạt của mình.

Trên đây là một số hiện tượng tiêu dùng không hợp lý được tổng hợp từ nhiều nguyên nhân, trong đó, sự thiếu, mất đạo đức là nhân tố quan trọng. Trên thực tế, tiêu dùng sinh hoạt trong hiện thực không là quá trình tiêu hao vật chát thuần nhất và luôn thuần nhất như kinh tế học lý giải mà còn là phưong thức hành vi và phương thức sinh hoạt có nội hàm quan niệm đạo đức, quan hệ luân lý, mức độ tinh thần. Vì thế chúng ta có thể từ sự khảo sát mối quan hệ liên quan lẫn nhau giữa tiêu dùng với con người, giữa tiêu dùng với sinh thái tự nhiên, giữa tiêu dùng với xã hội để nắm được nội hàm đạo đức của tiêu dùng sinh hoạt .

Tiêu dùng và sự sinh tồn, phát triển và hoàn thiện của con người Con người cần sinh tồn, mưu cầu phát triển, thúc đẩy hoàn thiện. Tiêu dùng tư liệu sinh hoạt nhất định là tiền đề cơ bản và điều kiện tất yếu. Từ triết học mà nói, tiêu dùng là sự trao đổi năng lượng của con ngưòi với thế giới bên ngoài và sợi dây nối liền tinh thần, là phưong thức nội hoá của thế giói bên ngoài. Đồng thời trên ý nghĩa lý tưởng, tiêu dùng là con đường tất yếu và phương thức thực hiện để con người tự mình hoàn thiện và phát triển. Thông qua sự thay thế sinh lý và thay thế tinh thần, con người không chỉ có thể duy trì sinh mệnh, tích luỹ tinh lực, làm khỏe mạnh thân thể và còn có thể dự trữ tri thức, làm tư duy sống động, thu hút giá trị. Tất nhiên, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt có chất lượng loại nào ở một trình độ rất lớn đã quyết định trực tiếp thể chất, tâm lý, tố chất, năng lực và phẩm chất của con người. Nói một cách khác là đối tượng tiêu dùng và phương thức tiêu dùng không chỉ thoả mãn nhu cầu của con người mà còn tạo ra nhu cầu của con người và bản thân con người. Vì vậy, trong việc lựa chọn đối tượng tiêu dùng và thực hiện phương thức tiêu dùng đã tồn tại vấn đề có hợp lý hay không hợp lý có lành mạnh hay không lành mạnh, cốt lõi của tính hợp đạo đức trong tiêu dùng của con người là ở đó. Thế nào là tiêu dùng lành mạnh hợp lý, thế nào là tiêu dùng đạo đức, đây không chỉ là vấn đề về trí tuệ sinh hoạt mà còn là vấn đề về nhận thức đạo đức, nói cho cùng là vấn đề tính hợp lý của nhu cầu và tính chính đáng trong thực hiện. Trước hết, thoả mãn và thực hiện nhu cầu quyết định bởi sự theo đuổi giá trị và lòng tin lý tưởng của con người, quyết định bởi câu trả lời của con người đối với việc con người “ nên sinh hoạt như thế nào” và “muốn trở thành một con ngưòi như thế nào”; thứ hai, thoả mãn và thực hiện nhu cầu quyết định bởi năng lực con người. Loại năng lực này vừa bao gồm thể lực, tinh lực và trình độ tư duy của con ngưòi, cũng bao gồm kinh nghiệm sống và năng lực chi trả của con người. Cuối cùng, thoả mãn và thực hiện nhu cầu còn quyết định bởi sự lựa chọn giá trị của con người, cũng có nghĩa là quan niệm giá trị và tiêu chuẩn giá trị mà con người tuân theo khi lựa chọn đối tượng tiêu dùng và phưong thức thực hiện. Điều đáng chú ý là, đối tượng tiêu dùng và phương thức tiêu dùng chắng qua chỉ là một biện pháp để con ngưòi tự hoàn thiện mình khi chưa làm ngựơc lại, biến biện pháp làm mục đích, thế thì, kết quả sẽ là sự biến chất thành, hàng hoá đang tiêu dùng người, nô dịch người. những câu nói “ ‘nô lệ cho nhà đất’, ‘nô lệ cho xe cộ’ ” v.v.. trong cuộc sống hàng ngày chính là sự chép lại hiện thực.

Sự phát triển bền vững giữa tiêu dùng và sinh thái tự nhiên. Cùng với sự mở rộng qui mô lớn của năng lực sản xuất kinh tế toàn cầu và sự bành trướng tăng vọt của năng lực tiêu dùng của nhân loại, người ta đã sản sinh cảm giác nguy cơ trước triển vọng sử dụng năng lưọng và môi trường sinh tồn tự nhiên trong tương lai. Nói từ góc độ phát triển bền vững của xã hội loài người thì “tiêu dùng” và “tái sinh” đã cấu thành một đôi mâu thuẫn cơ bản. Nếu tiêu dùng của loài người vượt quá tốc độ tái sinh năng lượng và sinh thái thì tài nguyên sẽ dần dần tiêu hao hết, hệ thống sinh thái tự nhiên sẽ mất chức năng, không thể bàn được chuyện sinh tồn của nhân loại nữa. Vì vậy, để duy trì sinh thái tự nhiên và sự phát triển bền vững của xã hội loài người, tiêu dùng sinh hoạt phải có sự tiết chế, phải phát triển theo hướng ngày càng khoa học hợp lý hơn, phải càng phù hợp hơn với với yêu cầu giá trị đạo đức nhất định. Qui kết thành một dòng suy nghĩ sẽ là: phải tăng thu giảm chi. Cái gọi là tăng thu, tức là phải khai thác năng lưọng mới và năng lưọng sạch, ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn và kinh tế cácbon thấp, điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất và phương thức tăng trưởng kinh tế, từ đó trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên mà sử dụng tốt năng lưọng; cái gọi là giảm chi, tức là trong quá trình tăng thu, trong điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nhất định, thay đổi phưong thức sinh hoạt và thói quen sinh hoạt không bảo vệ môi trường, không bảo vệ sinh thái, tiêu hao nhiều năng lượng, và hạn chế tiêu dùng sinh hoạt trong phạm vi có thể khống chế hợp lý.

Tất nhiên, chúng ta phải vứt bỏ quan niệm tiêu dùng kiểu giữ của một cách nô lệ chủ trương hướng về luân lý tiết kiệm sinh thái. Cái gọi là tiết kiệm có tính sinh thái là chỉ trong điều kiện hàng tiêu dùng đầy đủ, thông qua tiêu dùng thích đáng để phát huy tác dụng lớn nhất của tiêu dùng; còn khi hàng tiêu dùng tương đối thiếu ít không thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thì làm cho số hàng tiêu dùng có hạn có thể được phân phối sử dụng một cách cân đối, hợp lý, từ đó có thẻ sản sinh hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội càng tốt hơn, nâng cao tiết kiệm chỉ số sinh hoạt hạnh phúc.

Tiêu dùng và hài hoà xã hội. Tiêu dùng có tính đạo đức không chỉ hoàn thiện tiêu dùng của con người, thúc đẩy tiêu dùng sinh thái tự nhiên có thể phát triển bền vững mà còn điều hoà và thúc đẩy tiêu dùng quan hệ giao tiếp giữa con ngưòi một cách hợp lý, là tiêu dùng hài hoà. Trong đời sống hiện thực, chúng ta dễ dàng phát hiện trong điều kiện tư liệu tiêu dùng nhất định, có một số ngưòi nào đó tiêu dùng nhiều hơn sẽ có nghĩa là có một số ngưòi nào đó tiêu dùng ít đi; có một số cái tiêu dùng hết rồi, ngưòi khác sẽ không thể tiêu dùng v.v.. Điều này thuyết minh, giữa tư liệu tiêu dùng và nhu cầu tiêu dùng đã tạo thành một đôi mâu thuẫn, sự lựa chọn tiêu dùng và phương thức tiêu dùng khác nhau sẽ dẫn đến va chạm giữa quan hệ giao tiếp giữa con ngưòi và quan hệ lợi ích nhất định. Nói thêm nữa là, hành vi tiêu dùng đối với việc phát động quan hệ giao tiếp giữa con người và quan hệ lợi ích sẽ còn ảnh hưởng đến quan niệm tiêu dùng và thái độ tiêu dùng của con ngưòi, thậm chí là quan niệm giá trị và nhân sinh quan của mọi ngưòi. Nói ví dụ, trên đây đã đề cập tới tiêu dùng quá độ, tiêu dùng thân phận và tiêu dùng xã xỉ đã quyến rũ tâm lý và quan niệm đẳng cấp so sánh tiêu dùng khiên cưỡng của một số người. Hành vi tiêu dùng như vậy nếu được tán phát , rõ ràng là sẽ làm bại hoại phong khí xã hội ghê gớm, làm gay gắt thêm mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng tới hài hoà xã hội. Vì thế, tiêu dùng có đạo đức nên là loại tiêu dùng thúc đẩy quan hệ giữa người với ngưòi trong xã hội hài hoà, từ đó có lợi cho ngưòi ta xây dựng phưong thức tiêu dùng có quan niệm tiêu dùng, quan niệm giá trị và nhân sinh quan chính xác. Ngưòi tiêu dùng đồng thời với việc nên hiểu rõ mình “rốt cuộc cần cái gì”, còn phải biết vinh nhục, rõ phải trái, phân biệt xấu tốt. Nên biết rằng, mọi hàng tiêu dùng chính đáng đều là kết tinh lao động của người lao động, không có ngưòi lao động, hợp tác phân công trong sản xuất lớn xã hội hoá, sẽ không có sản phẩm lao động phong phú cung cấp cho mọi lựa chọn; ngược lại, nếu mọi ngưòi tiêu dùng đều bấp chấp lợi ích của người khác và xã hội, ra sức huy hoắc, kiêu sa dâm dật, thì cuối cùng hoặc có thể không có hàng tiêu dùng để có thể lựa chọn nữa.

Làm rõ thuộc tính xã hội và tác dụng chức năng của tiêu dùng mục đích còn là để tìm được một mô hình tiêu dùng và mô hình sinh hoạt, để thực hiện đời sống tốt đẹp cho con người. Xem xét tình hình hiện nay thấy, rõ ràng là phưong thức tiêu dùng cácbon thấp chính là đại biểu cho loại tiêu dùng mới nhất, tập trung nhất của loại mô hình tiêu dùng này. Không nghi ngờ gì nữa, kinh tế cácbon thấp là xu thế phát triển của thời đại, trong vấn đề tiêu dùng cácbon thấp, chúng ta vừa phải phá bỏ “thần thoại phi đạo đức” của tiêu dùng cácbon thấp, và cũng vừa phải phá bỏ “thần thoại đạo đức” của tiêu dùng cácbon thấp, đặt nó vào đúng vị trí hợp lý, phát huy mức độ tối đa hiệu quả tích cực của nó. Nói từ căn bản, đề xướng tiêu dùng cácbon thấp không phải là muốn hạ thấp tiêu chuẩn sinh hoạt mà là phải đề xưóng một loại quan niệm giá trị đạo đức bảo vệ môi trường, nhân bản, hài hoà. Loại quan niệm giá trị này phù hợp với trào lưu thời đại, thuận với tình hình xã hội và ý dân, là một mô hình tiêu dùng và phương thức sinh hoạt khoa học, văn minh, lành mạnh. Nó sẽ làm dịu mâu thuẫn năng lượng căng thẳng, đối với việc thực hiện cải cách phưong thức tăng trưởng kinh tế và xã hội hài hoà mà nói, đó là một hành động tốt đẹp và rất minh tri.

 
                                                                                     Dương Danh Dy (dịch)
 
Nguồn “Tiêu phí dã hữu cá đạo đức vấn đề”( 消费也有个道德问题)
“Quang Minh nhật báo” Trung Quốc ngày 3 tháng 6 năm 2010
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114524649

Hôm nay

2123

Hôm qua

2304

Tuần này

21351

Tháng này

211345

Tháng qua

0

Tất cả

114524649