Nhìn ra thế giới
Trung Quốc: Vấn đề Bôxit ở Quảng Tây
Nguồn nước của con sông Pangling tại Quảng Tây từng một thời trong vắt, giờ sền sệt màu vàng khi chảy qua huyện Tịnh Tây, thành phố Bách Sắc, nơi Ngô Chí Mãn sinh ra cách đây 54 năm về trước.
Tập đoàn Tín Phát Sơn Đông đã đầu tư 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 440 triệu USD) vào một nhà máy nhôm ở Tịnh Tây, giáp giới với Việt Nam, và dự kiến sẽ đầu tư thêm 17 tỷ NDT nữa. Nhưng thay vì hình ảnh được tô vẽ là một ngành công nghiệp trụ cột cho khu vực nông thôn nghèo đói này (thu nhập bình quân chưa đầy 3.000 NDT/năm trong năm 20028) lại là việc một ngôi làng bị ngập, nguồn nước ô nhiễm và sản lượng trồng trọt giảm.
Căng thẳng tại khu khu vực đã lên đến đỉnh điểm vào đầu tháng Bảy, khi hàng nghìn dân làng tấn công nhà máy nhôm Tín Phát Sơn Đông, ở gần làng Lingwan bị lụt. Ngô Chí Mãnh cho biết người dân lo ngại về ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe khi phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải từ nhà máy. Người dân địa phường này bày tỏ: “Tôi chưa bao giờ thấy dòng nước vàng khè và váng như vậy chảy từ các con suối sườn đồi và trong những con sông lân cận. Trong nhiều năm trước đây, nước sạch và trong đến mức lũ trẻ làng tôi thường uống thẳng mà không cần đun nấu”.
99% trong tổng số 600.000 dân ở Tịnh Tây là người dân tộc Choang, dân tộc thiểu số lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến năm ngoái, Phó Bí thư huyện ủy vẫn là Triệu Đình Dũng, một người gốc Sơn Đông đồng thời là giám đốc của nhà máy nhôm. Nhiều người dân địa phương phàn nàn rằng phần lớn công dân tại nhà máy nhôm Tín Phát Sơn Đông được đưa đến từ Sơn Đông. Và trong khi môi trường, đồng áng của họ bị hủy hoại thì các quan chức lại ngày càng giàu có.
Một thanh niên tham gia cuộc tấn công ngày 11/7 vào nhà máy nhôm ở Lingwan cho biết một số quan chức tại làng anh ta dù lương tháng chỉ khoảng 600 NDT nhưng đã xây các ngôi nhà trị giá hàng trăm nghìn NDT. Anh ta nói: “Chúng tôi có đủ lí do để nghi ngờ rằng họ nhận hối lộ, dù chúng tôi chưa có bằng chứng cụ thể. Một số quan chức đang làm giàu trong khi người nghèo phải trả giá”.
Tờ “Nhật báo Quảng Tây” cho biết công ty con Nhôm và Điện tử Quảng Tây Tín Phát của tập đoàn Tín Phát Sơn Đông cùng hai nhà sản xuất nhôm khác đã đóng góp 636 triệu NDT cho ngân sách thành phố Bách Sắc, nơi quản lý Tịnh Tây, chỉ trong nửa đầu năm nay.
Tuy nhiên, người dân lo ngại hơn về tác hại với môi trường. Nông Chính Lợi, một nông dân 50 tuổi, nói rằng nước thải từ bã bôxít còn lại sau khi luyện nhôm khiến nguồn nước sông không còn thích hợp cho tưới tiêu và loại bắp cải mà ông trồng giờ chỉ nặng bằng 1/3 trước đây, không thể bán được. Loại bùn đỏ bao phủ ruộng đất của ông cũng khiến Nông Chính Lợi trong 2 năm qua không thể trồng cây thuốc lá, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho gia đình ông. Người dân địa phương cho biết nước ngầm cũng bị ô nhiễm bởi rò rỉ từ hàng triệu tấn bã bôxít tích trữ tại các thung lũng sườn đồi.
Trong khi đó, hơn 100 ngôi nhà ở làng Lingwan, nằm trên thượng nguồn sông Pangling, suốt hơn 3 tháng qua bị chìm trong nước sâu tới 2-3 mét, có mùi khó chịu. Theo người dân, thủ phạm của tình trạng ngập này là các vụ nổ trong quá trình xây dựng đường đến nhà máy đã chặn một dòng chảy ngầm, vì thế nước không thoát được. Họ không tin vào lí giải của quan chức địa phương rằng nguyên nhân là vì một trận động đất. Một số ngôi nhà đã bị sụp và hàng trăm dân làng đang buộc phải sống trong các lều tạm do chính quyền cung cấp.
Hơn 100 công nhân người Sơn Đông và nhân viên bảo vệ mặc đồng phục nhà máy nhôm, được vũ trang bằng gậy sắt đã bao vây làng Lingwan trong khi công việc mở đường được nối lại vào ngày 11/7. Có ít nhất 2 dân làng bị đánh trọng thương và hàng nghìn người dân tộc Choang phẫn nộ đã từ 10 làng khác ở hạ nguồn sống chạy đến ứng cứu, hỗn chiến với các công nhân nhà máy, đập phá trang thiết bị nhà máy trong đêm đó. Chính quyền địa phương phải cử hơn 1.000 cảnh sát chống bạo loạn đến giải tán những người biểu tình.
Người dân địa phương cho biết họ không có cách nào khác đẻ giải tỏa bức xúc. Báo chí địa phương bị cấm đưa tin về vụ việc này.
Người dân Ngô Chí Mãnh cũng chỉ trích nhà máy nhôm đã gây ra tình trạng thiếu nước canh tác, tưới tiêu cho vụ mùa. Theo ông, các hoạt động của nhà máy khiến một hồ dự trữ gần đó giờ hầu như cạn kiệt. Ông cùng nhiều người dân khác đã liên tục thỉnh cầu chính quyền địa phương kiểm tra chất lượng nguồn nước trong khu vực xem liệu có hại cho sức khỏe con người hay không. Tuy nhiên, những lời thỉnh cầu này luôn bị bác bỏ mà không có một lí do hợp lý nào được đưa ra.
Ngô Chí Mãnh bày tỏ hy vọng chính quyền địa phương có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề nguồn nước: “Những người nông dân chúng tôi đã vật lộn kiếm ăn ở nơi nghèo đói này trong nhiều thế hệ. Thật bất ngờ khi mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn với sự xuất hiện của nhà mày nhôm”./.
Nguồn: TTXVN. Tài liệu tham khảo đặc biệt. Thứ Năm, ngày 5/8/2010
tin tức liên quan
Videos
Luận bàn về văn hóa ứng xử
Từ “Vịnh” đến “Vinh”
Ký ức trường xưa và chuyện di dời các ngôi trường
Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
Hồi sinh trang phục truyền thống người Ơ Đu
Thống kê truy cập
114521168
2245
2291
22209
219107
121009
114521168