Ông Nguyễn Công Danh, Trưởng ban Tuyên giáo, Liên Đoàn LĐNA nói: “Có nhiều công nhân khi hỏi hiện nay ai là Chủ tịch Tỉnh thì họ đều lắc đầu. Có lẽ mấy bài hát trong chiếc máy điện thoại của họ là con đường duy nhất họ được giải trí . Ngay trong KCN Bắc Vinh cũng chỉ có một vài DN lẻ tẻ có tổ chức sinh hoạt văn hóa, nhiều đơn vị hầu như không có tổ chức gì”. Còn về phía những người lao động, đa số cho rằng, nếu có các hoạt động văn hóa - thể thao thì không phải ai cũng có điều kiện tham gia, trong khi thiết chế văn hóa - thể thao trong KCN lại quá ít ỏi và nghèo nàn.
Chị Hoàng Thị H, bộ phận may A2, công ty TNHH Martrix Việt Nam – Vinh cho hay: “tôi làm việc ở đây mấy năm nay nhưng ít khi thấy có các hoạt động văn hóa biểu diễn. Nếu có thì cũng tổ chức nội bộ, công nhân như chúng tôi thì đầu tắt mặt tối làm, có biết đến văn hóa văn nghệ là gì đâu”. Chị Trần Thị Đ, Công ty May Minh Anh – Kim Liên lại thổ lộ: “đã làm công nhân thì làm gì biết đến văn hóa văn nghệ là gì hả anh. Một ngày làm từ sáng đến tối, còn cả tăng ca tới tận khuya mới về, nếu có các hoạt động này thì cũng chẳng có thời gian mà đi xem nữa.”
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn các hoạt động văn hóa - thể thao do doanh nghiệp tổ chức thường mang tính “mùa vụ”, đơn điệu, khô cứng, không tạo sức hút đối với công nhân. Cũng theo khảo sát thực tế thì hiện có gần 90% công nhân sống trong những khu nhà trọ dân lập, thiếu hẳn trang thiết bị sinh hoạt đơn giản nhất. Về đời sống văn hóa, phần lớn công nhân tại các KCN đang sống trong môi trường 3 không: không ti vi, không sách báo, không internet... Mặt khác, do thời gian và cường độ làm việc căng thẳng từ sáng sớm tới tối khuya nên nhiều công nhân hàng tháng không xem TV, nghe đài, đọc sách báo; việc xem phim, biểu diễn nghệ thuật lại càng xa vời...
Ngày 12.10.2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1780/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với mục tiêu phấn đấu năm 2015 có 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có khu công nghiệp) hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân... Đến 2020: 100% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; trên 70% công nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; 80% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” theo quy định của Bộ VH, TT và DL.
Chủ trương đã có, tính đến nay đã hơn hai năm Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” được phê duyệt, thế nhưng tại Nghệ An, từ các doanh nghiệp trong KCN đến cơ quan quản lý họdường như vẫn còn mới đang còn bỏ ngỏ. Chủ tich Công đoàn, Công ty TNHH Martrix Vinh Nguyễn Thị Diệu Linh cho biết: “Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công nhân là rất cần. Nhưng do điều kiện Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên công nhân chủ yếu là làm việc và tăng ca, rất hạn chế trong các hoạt động văn hóa quần chúng”. Ông Nguyễn Đức Sơn, trưởng phòng Doanh nghiệp, Khu Kinh tế Đông Nam nói: “Việc xây dựng các thiết chế văn hóa dành cho công nhân trong KCN chúng tôi không nắm rõ. Theo tôi biết, để có một hệ thống triển khai thì chưa có. Chủ yếu các doanh nghiệp chủ động tổ chức nhưng doanh nghiệp như vậy không nhiều.”.
Nếu như phía các doanh nghiệp và ban quản lý trong tình trạng bỏ ngỏ thì về phía các cơ quan ban ngành lạiđang trong tình trang “dậm chân tại chỗ”. Anh Lê Văn Lĩnh, trưởng ban thanh niên công nhân và đô thị, Tỉnh đoàn Nghệ An cho hay: “Đề án có nhưng để thực hiện đề án phục vụ nhu cầu cho công nhân thì rất khó khăn về kinh phí. Doanh nghiệp thì chỉ chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ”.
Không chỉ ở phía tỉnh đoàn mà hầu như cơ quan ban ngành nào cũng nằm trong tình trạngbỏ ngỏ như vậy. Ông Thái Huy Phú, phòngNếp sống Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cho biết: “Hiện tại Sở VH TT&DL chỉ thực hiện xây dựng đời sống văn hóa đến các cơ sở huyện, thành, phường xã. Còn đời sống văn hóa của công nhân trong các khu công nghiệp phía bên Liên đoàn LĐ thực hiện. Nếu như bên liên đoàn kêu gọi chúng tôi phối hợp thì chúng tôi rất sẵn sàng. Tuy nhiên đến nay chúng tôi vấn chưa nhận được hồ sơ công văn gửi sang”.
Trao đổi về vấn đề trì trệnày, Ông Nguyễn Công Danh, Trưởng ban Tuyên giáo, Liên Đoàn LĐNA trả lời: “Đề án được phê duyệt ngày 12.10.2011, thế nhưng tới tháng 5/2013 vừa qua chúng tôi mới nhận được văn bản kế hoạch từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi về. Kinh phí thường được triển khai vào đầu năm nênchúng tôi phải chờ đến đầu năm sau mới có ngân sách để thực hiệnđề án được”.
Ai cũng muốn khắc phục những "lổ hổng" trong việc xây dựng một thiết chế văn hóa hoàn chỉnh cho công nhân trong các KCN. Nhưng với tiến trình thực hiện đề án và sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp đến đề án là như vậy.Liệu đề án “Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” có trở thành hiện thực chứ chưa nói đến thực cókịp tiến độ?