Tin tức
Nghệ An Khai mạc trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An: Kết nối miền di sản”
Lễ cắt bang khai mạc Trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản”, Triển lãm “ Điêu khắc ánh sáng” “Áo dài Việt Nam” và “ Không gian Nghệ thuật Sen và thư pháp”
Sáng 22/11 tại thành phố Vinh, Bảo tàng Nghệ An phối hợp với Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ tổ chức trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản”, Triển lãm “ Điêu khắc ánh sáng” “Áo dài Việt Nam” và “ Không gian Nghệ thuật Sen và thư pháp”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh,
Tham dự Chương trình có đồng chí Nguyễn Đăng Chương - Giám đốc Trung tâm Triển lãm văn hoá, Nghệ thuật Việt Nam Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Uỷ viên BCH Đang bộ tỉnh - Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Bảo tàng Hung Vương ( Phú Thọ); Bảo tàng Mỹ thuật Huế;
Tỉnh Phú Thọ - “vùng đất tổ”, được xem là nơi phát tích của các vị vua Hùng, gắn với lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam. Phú Thọ tự hào với cái nôi văn hóa và truyền thống, nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc. Tỉnh Nghệ An, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi chứa dựng nhiều trầm tích từ thủa Hùng Vương dựng nước, góp phần tạo nên dấu ấn về một vùng văn hóa xứ Nghệ đậm bản sắc. Mặc dù có bối cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa khác nhau, nhưng Phú Thọ - Nghệ An có sự gắn bó mật thiết từ truyền thuyết vua Hùng đến dặm dài lịch sử, tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa hai miền di sản.
Trưng bày “Phú Thọ - Nghệ An, Kết nối miền di sản” tại Bảo tàng Nghệ An với gần 200 tài liệu hình ảnh, hiện vật có giá trị được giới thiệu theo hai chủ đề:
Trình diễn Nghệ thuật Hát xoan Phú Thọ tại triển lãm.
Chủ đề 1: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ” giới thiệu đến công chúng về 2 di sản tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ đã được UNESCO vinh danh là di sản đại diện nhân loại là: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một hình thức tín ngưỡng linh thiêng, tôn vinh các vị vua Hùng, đại diện cho lòng biết ơn tổ tiên, nguồn cội của dân tộc ta. Hát Xoan cùng là di sản gắn liền với các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, còn gọi là hát cửa đình. Đây là hình thức diễn xướng dân gian, thể hiện tínngưỡng, phong tục, nghỉ lễ thờ thần và các vị vua Hùng trong dịp đầu xuân. Đây là hai di sản văn hóa phi vật thể độc đáo, đặc sắc, biểu trưng cho truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Tiết mục trình diễn Dân ca Ví Giặm của Trung tâm Nghệ thuật truyền thống Nghệ An tại triển lãm.
Chủ đề 2 là “Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ mạch nguồn truyền thống đến cuộc sống đương đại”. Với những hình ảnh, tài liệu trưng bày sinh động, góp phần tái hiện rõ nét nhất những đặc trưng, giá trị của di sản Dân ca Ví, Giặm và sức sống, sức lan tỏa của di sản trong cộng đồng.
Cách đây tròn một thập kỷ, vào ngày 27 tháng 11 năm 2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của nhân dân xử Nghệ. Vi, Giặm từ đây đã vượt khỏi phạm vi của một vùng văn hóa để đến với thế giới rộng lớn, được đông đảo cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến, yêu thích và không ngừng lan tỏa, ngân xa.
Đại biểu tham quan trưng bày triển lãm.
Nằm trong chuỗi các hoạt động, Bào tàng Nghệ An cũng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Huế triển lãm tranh “Nét đẹp Di sản văn hóa Huế qua góc nhìn hội họa” và trưng bày bộ sưu tập áo dài chủ đề “Áo dài và di sản”.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng các tác phẩm hội họa phản ánh các khía cạnh về văn hóa như các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và dấu ấn con người mảnh đất kinh kỳ. Bảo tàng Mỹ thuật Huế cũng giới thiệu bộ sưu tập áo dài quý với chủ đề “Áo dài và di sản", giới thiệu về Áo Nhật Bình và sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bào ứng dụng sản phẩm dệt Dèng của đồng bào dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới nhằm tôn vinh và lan tỏa hình ảnh, vẻ đẹp của người phụ nữ với những chiếc áo dài qua từng thời kỳ, nâng tầm áo dài thành một "vật phẩm văn hóa" trong ngoại giao, phát triển văn hóa và đưa du lịch Việt Nam đến với thế giới.
Trình diễn thư pháp Việt tại triển lãm.
Tại Bảo tàng Nghệ An, du khách còn được chiêm ngưỡng loại hình nghệ thuật hoàn toàn khác biệt, độc đáo mang tên "Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng”. Đây là sự kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc truyền thống trên các chất liệu thủ công và ánh sáng. Tác giả Bùi Văn Tự mang đến cho công chúng xứ Nghệ 2 tác phẩm: Ký ức Làng Sen và Khát vọng Việt Nam, là sự kết hợp giữa điêu khắc ánh sáng và ý tưởng lịch sử - văn hóa, tôn vinh những giá trị thiêng liêng của dân tộc. Bên cạnh đó là không gian nghệ thuật “Sen và Thư pháp” với nhiều bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh ngôn cuộc sống đầy ý nghĩa.
Đc Trần Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao phát biểu tại lễ Khai mạc.
Phát biểu tại lễ Khai mạc Triển lãm trưng bày chuyên đề “Phú Thọ - Nghệ An, kết nối miền di sản”, Triển lãm “ Điêu khắc ánh sáng” “Áo dài Việt Nam” và “ Không gian Nghệ thuật Sen và thư pháp”, đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao cho biết: Thông qua triển lãm cũng là dịp để quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, kết nối cộng đồng từ đó nâng cao ý thức gìn giữ và bồi đắp các giá trị tốt đẹp của di sản; thúc đẩy phát triển văn hoá, du lịch và kinh tế địa phương, nâng cao vị thế hình ảnh mảnh đất và con người Việt Nam.
Trưng bày sẽ diễn ra từ nay cho đến ngày 25/11/2024./.
tin tức liên quan
Videos
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Các di sản văn hóa về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế
Quê hương Nghệ Tĩnh trong lòng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Thống kê truy cập
114511510
2173
2336
21884
218383
121356
114511510