Khách mời văn hóa

Đào tạo báo chí: “Đừng để nguội trong vấn đề nóng!”

Lời tòa soạn: Báo chí đang ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình với đời sống xã hội. Để thực thi trách nhiệm xã hội của mình, bản thân nền báo chí cũng phải liên tục vận động, đổi mới, phát triển. Một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất  cho sự đổi mới nền báo chí chính là việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền báo chí. Nhân dịp đầu năm học mới, VHNA đã có cuộc trao đổi với TS, nhà báo, nhà giáo Hồ Bất Khuất, người đang đồng thời làm báo và dạy nghề báo về công việc đào tạo báo chí hiện nay ở nước ta.

Phan Văn Thắng:Tôi được biết ông là nhà báo đồng thời là nhà giáo dạy nghề báo. Ông khác nhiều nhà giáo đồng nghiệp là họ dạy báo nhưng rất nhiều người chưa hề làm báo chuyên nghiệp. Họ chỉ biết dạy lý thuyết thôi, thậm chí nhiều người chưa hề được học về nghề báo nhưng nay vẫn dạy nghề báo ở bậc đại học.Ông đánh giá thế nào về hậu quả của tình trạng này trong việc đào tạo nghề báo?

Hồ Bất Khuất:Thực tế đúng là như vậy, và nó diễn ra lâu rồi. Không hiểu sao, các cơ sở đào tạo có thâm niên cũng không cải thiện tình hình!? Tình trạng này dẫn đến việc chất lượng đào tạo không được như mong muốn.

Phan Văn Thắng:Tham khảo qua sách vở và báo chí thì tôi thấy hình như ở nước ngoài không có tình trạng này. Đã từng học và nghiên cứu về nghề báo ở nước ngoài, ông thấy sự khác nhau cơ bản nhất trong quan niệm về nghề báo của ta và các nước phương Tây là gì? Và với Liên xô và Nga?

Hồ Bất Khuất:Ở nước ngoài, họ đào tạo giảng viên báo chí thế này: Họ chọn những sinh viên xuất sắc, giữ lại ở trường sau khi tốt nghiệp. Những người đó làm việc tại khoa hoặc tổ bộ môn 1 - 2 năm. Sau đó những người này đượcđưa về các cơ quan báo chí làm báo trực tiếp 3 – 4 năm. Hết thời hạn đó, họ về trường, học sau đại học, bảo vệ thành công luận án sẽ được tham gia giảng dạy.

Báo chí phương Tây khác với báo chí Liên Xô ngày xưa (đây là hai trường phái báo chí khác nhau).Mà báo chí Liên Xô ngày xưa lại cũng khác với báo chí Nga hiện nay.Còn báo chí nước ta gần giống với báo chí Liên Xô ngày xưa.Năm 1990, tôi sang làm luậnán tiến sĩ tại Khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov, giáo viên khuyên không nên đọc sách xuất bản trước năm 1988, nghĩa là họđã thay đổi. Có mộtđiều khá thú vị là sau khi Liên Xô tan rã, trường phái báo chí phương Tây (đại diện là Mỹ) và trường phái báo chí phương Đông (đại diện là Liên Xô và Nga ngày nay) công nhận nhữngđiểm yếu, điểm mạnh của nhau và trở nên gần gũi với nhau hơn.Họ thống nhất với nhau nhữngđiều rất cơ bản như: Tự do báo chí, suy cho cùng là sự tự nhận thức (đây là ýcủa Các Mác); Báo chí không thể khách quan một trăm phần trăm được; Báo chí luôn có (và cần) định hướng - định hướng chứ không phải áp đặt.

Phan Văn Thắng:Và việc đào tạo báo chí của ta, theo như ông biết, so với các trường báo chí phương Tây, khác biệt lớn nhất là gì?

Hồ Bất Khuất:Theo tôi, khác biệt lớn nhất trong đào tạo báo chí của ta so với phương Tây nằm ở nội dung chương trình. Chương trình của ta có quý nhiều môn học không liên quan trực tiếp đến báo chí. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy cũng khác; ở ta, trong giờ học, giáo viên đọc hay nói là chính, cònở phương Tây là trao đổi, tranh luận giữa thấy và trò, giữa trò với nhau là chính.

Phan Văn Thắng:Tôi được nghe nhiều vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan báo chí ở ta phàn nàn là sinh viên các trường báo của ta ra trường thường ít người làm việc được ngay vì số đông không những kỹ năng tác nghiệp hạn chế mà nhận thức, kiến thức về mọi mặt cũng lạc hậu và “sách vở” nhà trường lắm. Vừa tham gia quản lý báo chí, vừa trực tiếp đào tạo ở nhiều cơ sở khác nhau, ông có nhận xét gì về ý kiến này?

Hồ Bất Khuất:Ý kiến này chính xác.

Phan Văn Thắng:Tại sao lại có tình trạng này?

Tại vì chất lượng giáo dục đại học của chúng ta thấp, chưa đápứngđược yêu cầu thực tế. Không chỉ báo chí, mà các ngành khác sinh viên ra trường cũng chưa làm việcđược ngay, kể cả luật, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng và rất nhiều ngành nghề khác nữa.

Phan Văn Thắng:Ở các nơi ông dạy nghề báo chí, sinh viên tốt nghiệp có thể  làm được những việc gì? Họ có thể chủ động làm được các công việc của một nhà báo không? Khoảng mấy phần trăm có thể vào nghề, làm nghề một cách chắc chắn?

Hồ Bất Khuất:Nếu tính là học trò của tôi thì nhiều.  Cũng đã có không ít  người đã thành danh như Đỗ Doãn Hoàng, Đỗ Doãn Phương, Đinh Thu Hiền, Nguyễn Việt Cường…Ở chỗ tôi dạy chính thức hiện nay chưa có sinh viên tốt nghiệp nên tôi chưa thể nói điều gì cụ thể. Nhưng về nguyên tắc, học trò của tôi tốt nghiệp làm báo là chính, ngoài ra họ có thể làm từ chính kháchđến doanh nhân. Nếu họ làm báo, họ có thể tự tìmđề tài, tự viết bài, chụpảnh… được.Còn mấy phần trăm thì quả là khó nói chính xác, vì họđã tốt nghiệpđâu?!

Phan Văn Thắng:Có cách nào để khắc phục tình trạng yếu kém chất lượng, đối với ngành báo chí?

Hồ Bất Khuất:Nếu các cơ sở đào tạo muốn khắc phục tình trạng yếu kém chất lượng, không khó. Thứ nhất, nâng cao chất lượngđầu vào, thi năng khiếu. Thứ hai, phải thay đổi, bổ sung nội dung chương trình giảng dạy, tăng học phần chuyên ngành, bớt học phần chung chung vô bổ. Thứ ba, thay đổi cách dạy - tăng tiết học thảo luận , giảm tiết học lý thuyết. Thứ tư, thayđổi cách thi học phần – sinh viên báo chí phải thi vấnđáp. Thứ năm, mỗi cơ sở đào tạo phải có một tờ báo nội bộ, có thể là báo điện tử để tiết kiệm cho sinh viên thực tập hàng tuần.

Thực hiện được 5 điều như vậy, chất lượng đào tạo báo chí của ta sẽ được nâng cao. Người Việt Nam nhìn chung không đến nối kém cỏi trong lĩnh vực này.

Phan Văn Thắng:Đi xa hơn, có nghĩa là nền giáo dục đại học của chúng ta đang có vấn đề. Họ đào tạo để đào tạo, đào tạo không vì cuộc sống, không bắt đầu từ nhu cầu của xã hội. Tôi có suy nghĩ là ở các trường đại học, cả người dạy lẫn người học, từ hệ đại học đến nghiên cứu sinh tiến sỹ đều hướng đến tấm bằng tốt nghiệp chứ không phải là kiến thức, đến các kỹ năng nghề nghiệp để vào đời, để làm việc. Có ý kiến cho rằng đào tạo ngành báo chí cũng là một hình thức tạo công ăn việc làm cho một số giảng viên đại học. Còn ông?

Hồ Bất Khuất:Những nhậnđịnh của ông trong câu hỏi đúng phần lớn, chứ không đúng toàn bộ. Tôi không đồng tình với ý kiến cho rằng,đào tạo ngành báo chí cũng là một hình thức tạo công ăn việc làm cho một số giảng viên đại học. Giảng viên ngành báo chí có tri thức, có bằng cấp; họ không dạy ngành này, họ dạy ngành khác vì khoa học xã hội có phổ kiến thức khá rộng; họ cũng có thể viết báo, nhuận bút của một số báo như Công An TP. Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ, Nghệ An, Vietnamnet…khá cao, để sống. Do vậy, tôi có thể nói điều này: Giảng viên đại học ngành báo chí, ngoài những yêu cầu của Bộ Giáo dục vàĐào tạođưa ra, họ còn phải năng động, nhiệt tình, hiểu biết tình hình xã hội, và ở một mức độ nào đó, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân.

Phan Văn Thắng:Theo ông thì nhà báo của chúng ta có cái gì khác cơ bản với nhà báo của báo chí phương Tây?

Hồ Bất Khuất:Cái khác nhau cơ bản nằm ở quan niệm về tính chuyên nghiệp. Các nhà báo phương Tây chỉ tập trung vào nghề nghiệp, họ không nghe ngóng, không ngó nghiêng về chức tước, hàm phẩm. Để trở thành nhà báo chuyên nghiệp, họ không hoạtđộng chính trị, không tham gia đảng phái, không giữ bất cứ chức vụ gì trong bộ máy công quyền. Còn ở Việt Nam thì khác hẳn, hình như chỉ ở Việt Nam mới có tình trạng nhà báo sau khi giới thiệu mình là phó ban, trưởng ban rồi còn giải thích thêm là tương đương vụ phó, vụ trưởng.Ở nước ngoài, tổng biên tập phải viết bài thường xuyên, còn ở Việt Nam các tổng biên tập hầu như không viết, họ làm việc khác.

Phan Văn Thắng:Cái gốc của sự khác này là gì vậy, thưa ông?

Hồ Bất Khuất:Cái gốc sâu xa của sự khác biệt này nằm ở quan niệm về giá trị của chúng ta. Đại bộ phận dân chúng cho rằng, giá trị của con người, nhất là đàn ông nằmở chỗ anh có chức tước, quyền lực gì không.Nhà báo, kể cả nhà báo giỏi cũng không là cái gì, nếu anh không có chức tước.

Phan Văn Thắng:Ông quan niệm như thế nào là một nhà báo giỏi?

Hồ Bất Khuất:Theo tôi, nhà báo giỏi, trước hết phải nắmđược toàn cảnh thông tin ở trong nước cũng như trên thế giới.Trên cơ sở đó, anh ta theo dõi, cập nhật tin tức hàng ngày và xác định cần viết cái gì, viết như thế nào. Trong bài viết của mình, anh phải thể hiện quan điểm rõ ràng của cá nhân.Viết thường xuyên cũng là một phẩm chất của nhà báo giỏi, ít ra mỗi tuần viết một bài.

Phan Văn Thắng:Những phẩm chất quan trọng nhất của một nhà báo là gì?

Hồ Bất Khuất:Trước hết, đó là giữ cho mình tự do – không bị phụ thuộc vào bất cứ ai; tiếp theo là trung thực,dũng cảm,bản lĩnh, xông xáo, năng động, sáng tạo,biết lắng nghe, có đầu óc giám sát, có tư duy phản biện, biết bảo vệ lẽ phải, giỏi ngoại ngữ, ham hiểu biết, luôn luôn có mặt ở điểm nóng…

Phan Văn Thắng:Tôi thấy ở ta tỷ lệ các nhà báo tay ngang vẫn còn khá cao. Cũng có nhiều người hành nghề có kết quả; Có thành công. Ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển có tình trạng này không?

Hồ Bất Khuất:Ở các nước khác nhau thì tình hình cũng khác nhau. Ở Pháp trước đây có hai quan niệm về đào tạo nhà báo. Một, chọn những người có năng khiếu, đào tạo ngay tại toà soạn. Hai, đào tạo bài bản ở các trường đại học. Nay người Pháp hầu như chỉ đào tạo tại trường. Như vậy, có khả năng ở Pháp vẫn còn một số nhà báo không có bằng cấp chuyên môn nhưng vẫn làm báo giỏi. Còn ở Mỹ, không có bằng cấp chuyên môn thì không được làm nghề, không được công nhận là nhà báo chuyên nghiệp.

Ở nước ta những người “tay ngang” thành công vì họ là những người có năng khiếu và yêu nghề.Tuy nhiên, những nhà báo này cũng dễ mắc những sai lầm sơ đẳng như bịa chuyện, hư cấu, dàn xếp hình ảnh, sự kiện…

Phan Văn Thắng:Rõ ràng là sẽ phải chuyên nghiệp hóa nền báo chí chúng ta. Nhưng liệu chừng sẽ phải bắt đầu từ đâu? Vì sao?

Hồ Bất Khuất:Bắt đầu từ thay đổi nhận thức. Trước hết, chúng ta phải nhận thức rõ ràng về tự do và tự do báo chí; về sứ mạng, trách nhiệm của báo chí, của các nhà báo với xã hội, với đất nước, với các chuẩn mực giá trị,[…]

Phan Văn Thắng:Trong quan niệm của chúng ta lâu nay, nhà báo trước hết và đồng thời phải là một chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, phải là cán bộ tuyên truyền. Chính từ quan niệm này đã quy định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình đào tạo nghề báo của chúng ta.

Hồ Bất Khuất:Đúng vậy. Khi chúng ta tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hay khi chúng ta chiếnđấuđể bảo vệ Tổ quốc thì mỗi một nhà báo là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng (theo cái nghĩa lâu nay chúng ta vẫn hiểu) là đúng. Chúng vẫn là người chiến sỹ của Tổ Quốc, của Nhân dân. Nhưng nay tình hình đã rất khác. Nếu trước đây Mỹ là kẻ thù số 1 của chúng ta, nay Mỹ - nếu không là đối tác số 1 thì cũng rất quan trọngđối với Việt Nam. Thay đổi lớn như vậy nên nhà báo cũng phải thay đổi. Nếu vẫn muốn là “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng” của thời hội nhập này thì nhà báo phải được trang bị kiến thức sâu rộng, có tầm nhìn mở, có khả năng tiếp nhận những giá trị chung nhân loại. Trước yêu cầu như vậy,mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, chương trình đào tạo nghề báo của chúng ta phải thay đổi, phải khác với ngày xưa. Nếu chúng ta không làm được điều này, chắc chắn chúng ta sẽ lạc hậu, sẽ ngu ngơ trước yêu cầu của thời cuộc.Hoạt động của báo chí  và đào tạo nghề báo ở nước ta đang cần phải đổi mới, chúng ta đừng nguội trong vấn đề nóng!

Phan Văn Thắng:Trong nội dung và chương trình đào tạo báo chí của ta hiện nay, theo ông, có cần điều chỉnh gì không?

Hồ Bất Khuất:Báo chí là bộ môn khoa học thay đổi nhanh nhất, nhiều nhất. Vì vậy,điều chỉnh nội dung chương trìnhđào tạo làđiều phải làm thường xuyên.Chương trình đào tạo báo chí của nước ta hiện nay khá lạc hậu và mất cân đối; những môn không giúp gì cho nghề báo chiếm khá nhiều thời lượng, trong khi những môn như lịch sử tư tưởng, logic học, tâm lý báo chí… thì lại chưa có, hoặc có nhưng dạy chưa đến nơi đến chốn.

Phan Văn Thắng:Báo chí hiện đại tích hợp nhiều kỹ năng báo chí trong một nhà báo. Vậy đào tạo sẽ phải thay đổi như thế nào khi mà tôi vẫn thấy các cơ sở vẫn  đang đào tạotheo các chuyên ngành, các khoa khác nhau theo các loại hình báo chí cổ điển như in, hình, tiếng và mới đây là điện tử…

Hồ Bất Khuất:Thực ra, trong 6 cơ sở đào tạo báo chí của ta hiện nay, chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền là đào tạo theo các loại hình như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Mấy năm nay họ mở thêm“Báo chí đa phương tiện”. Các cơ sở còn lại vẫn đào tạo trên nền tảng chung, nghĩa là về thực chất là đào tạo báo chí đa phương tiện. Họ làm như thế, trước hết vì chưa đủ điều kiện nhưng may mắn lại phù hợp xu thế. Xu thế bây giờ phải đào tạo báo chí đa phương tiện, nghĩa là sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản để có thể làmở bất cứ loại hình báo chí nào. Cốt lõi của báo chí là phát hiện vấnđề, thu thập và chuyển tải thông tin, nghĩa là anh làm việc bằng cái đầu của mình. Còn loại hình báo chí chỉ là sử dụng phương tiện kỹ thuật khác nhau. Điều này học rất nhanh.

Phan Văn Thắng:Ông có nhận xét gì quy mô đào tạo báo chí hiện nay?

Hồ Bất Khuất:Hiện nay quy mô đào tạo báo chí của ta là khá lớn, mỗi năm cho ra trường trên dưới 1000 cử nhân báo chí.Tuy nhiên, không phải tất cả các cử nhân báo chí đều làm báo; họ có thể làm rất nhiều việc, từ chính kháchđến doanh nhân. Hiện nay chúng ta có khoảng 40.000 nhà báo trên 93 triệu dân. Tỷ lệ này chưa phải là nhiều.

Phan Văn Thắng:Và về hệ thống đào tạo báo chí của ta hiện nay? Nếu tập trung lại và thành lập hẳn 1- 2 trường chuyên dạy về báo chí có hay hơn là nhiều trường đại học cùng dạy về báo chí?

Hồ Bất Khuất:Về nguyên tắc thì tập trung thành 1 – 2 cơ sở lớn để đào tạo thì tốt hơn(đỡ lãng phí và tập trung được trí tuệ). Song, xét hoàn cảnh nước ta hiện nay thì không làmđược (chẳng ai chịu ai). Mà nếu làmđược thì cũng không có lợi. Bản sắc vùng miền cần phảiđược thể hiện trong việcđào tạo nhà báo. Những cơ sở đào tạo báo chí khác nhau nên tạo ra phong cách khác nhau. Tôi không muốn hàng chục ngàn nhà báonhưng lại sản sinh ra những tác phẩm báo chí na ná như nhau.

Phan Văn Thắng:Ông có nghĩ đến mô hình trường tư về báo chí ở ta, như  Đại học Báo chí Lille của Pháp chẳng hạn?

Hồ Bất Khuất:Có. Tôi đã nghĩ đến nó từ lâu rồi nhưng ở nước ta chưa thể có trường tư về báo chí. Việt Nam không phải là nước Phápđể cho trường báo chí tư như Đại học Báo chí Lille hoạtđộng. Thứ nhất, nước ta chưa có báo chí tư nhân. Thứ hai, Nhà nước sẽ không cho phép trường tư thụcđào tạo báo chí. Cáchđây gần 20 năm, TrườngĐại học dân lậpĐông Đô có tuyểnđược hai khoá báo chí, nhưng chỉ dạyđến năm thứ hai là buộc phải chuyển sang học ngành khác nhưthư viện, lưu trữ, ngoại ngữ…

Phan Văn Thắng:Ông hình dung về ngôi trường đó như thế nào?

Hồ Bất Khuất:Nếu có trường tưđào tạo báo chí thì thú vị lắm! Ở đó chắc chắn là có không khí thoải mái hơn trường công; các nhận thức cũng gần với thế giới hơn. Và như vậy, ở đó người ta đào tạo nhà báo làm nghề phù hợp với thời đại hội nhập hơn.

Phan Văn Thắng:Ông lý giải thế nào về tình trạng điểm đầu vào của ngành báo chí ở các nhà trường đại học ở ta vẫn còn thấp so với nhiều trường khác?

Hồ Bất Khuất:Thứ nhất, khi đã mở ra ngànhđào tạo thì trường nào cũng muốn tuyểnđủ chỉ tiêu để tổ chức lớp theo đúng kế hoạch. Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra điểm sàn nên các trường có quyền tận dụng. Thứ ba, trong những năm gầnđây những môn học như Văn, Sử, Địa không được quan lắm nên điểm thi không cao.

Như vậy, điểm đầu vào của một số cơ sở đào tạo báo chí là khá thấp nhưng không phải vì thế mà chất lượngđầu ra thấp.Ở nhiều nước trên thế giới, người ta không quan tâm đầu vào, mà chỉ quan tâm đầu ra, nghĩa là đã tốt nghiệpđại học thì phải bảođảm yêu cầu mới có thể tốt nghiệp.Do vậy, dẫu điểm đầu vào có thấp nhưng đào tạo tốt thì chúng ta vẫn có những nhà báo trẻ giỏi, làm báo tốt.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528777

Hôm nay

2158

Hôm qua

2275

Tuần này

21050

Tháng này

215473

Tháng qua

0

Tất cả

114528777