Chuyển động quốc tế trong khu vực cuối tháng 6 đầu tháng 7vừa qua như phả thêm nhiệt lượngvào đợt nắng nóngcao điểm giữa mùa hè.Hiếm có khi nào Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã cấp tập đến thủ đô các nước châu Á, trong đó có Hà Nội như trongmấy tuần qua.Từ khi cựu giám đốc CIA nhậm chức ngoại trưởng ngày 26/4/2018, Mike Pompeo chưatới bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào khác.Việt Nam là nước đầu tiên vị tân ngoại trưởngvừa thay thế Rex Tillerson, đã chọn làm điểm đến. Chuyến công du 5 nước trong 8 ngày của ông, bao gồm: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Bỉ từ 5/7 đến 12/7/2018.Trước đómột tuần, từ 26/6 đến 30/6/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tướng bốn sao James Mattis cũng đã dành 4 ngàyđi thăm3 nước Đông Bắc Á, với hai đồng minh là Hàn Quốc, Nhật Bản, và một đối thủ là Trung Quốc.
Thông điệp “kép”
Cho đến nay, Mỹ vẫn bí mật về chuyến thăm lần thứ bacủa Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Triều Tiên (7—8/7). Sau chuyến thăm này, đánh giá của Mỹ và Triều Tiên về kết quả hội đàm có nhiều điểm vênh nhau. Nhưng Mỹ tỏ kiên nhẫn hơn Triều Tiên. Pompeo nhất trí với các quan chức cấp cao của Triều Tiên rằng, hai bên cần làm rõ những chi tiết trong thoả thuận về phi hạt nhân hoá đã được kí kết trong thượng đỉnh Mỹ—Triều 12/6.Chuyến thăm của Pompeo được tiến hành trong bối cảnh có lo ngại về việc Triều Tiên chưa hoàn toàn từ bỏ tham vọng hạt nhân và chậm trễ trong việc thực hiện cam kết đã ký.Đón tiếp Ngoại trưởng Pompeo là Phó chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên kiêm Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Kim Yong-chol. Sau gần 6 tiếng đồng hồ đàm phán và ăn tối cùng nhau,ông Kim Yong-cholcho biết, hai bên đã thảo luận nghiêm túcnhững vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, chi tiết về nội dung cuộc gặp đã không được tiết lộ nhiều.Về phíaMỹ, Nhà Trắngtái khẳng định, kiên quyết giữ vững lập trường đối với các cam kết với Triều Tiên. Mặc dầu tổng thống Trump vẫn còn tự tin cho rằng nỗ lực phi hạt nhân hóa Triều Tiên sẽ thành công, nhưng trướcđó, có lúc ôngcũng nao núng, tuyên bố liên quan đến chấm dứt mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên có thể không như ông tin tưởng.
Sau khi Pompeo rời Bình Nhưỡng, sang Tokyo rồi bay qua Hà Nội, công luận nhận được các thông điệp từ cả chủ nhà lẫn phía quốc khách khá rõ ràng. Chiều 8/7/2018, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xã giao Ngoại trưởng Pompeo.Tại đây ông Trọng nói, chuyến thăm Hà Nội của ông Pompeo tuyngắn ngủi nhưng rất quan trọng. Ngoại trưởng Pompeo chân thành cảm ơn Tổng bí thư đã dành thời gian tiếp đoàn. Pompeo bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến Việt Nam cũng như đánh giá cao về vai trò và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong những vấn đề khu vực.Ngoại trưởng Mike Pompeo hoan nghênh những kết quả hợp tác đa dạng và hiệu quả đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực giữa hai nước, khẳng định Mỹ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Thái Dương (Indo—Pacific), ủng hộ tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp và bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế; tiếp tục thúc đẩy tích cực tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên trên cơ sở các thỏa thuận cấp cao vừa qua.
Có cảm tưởng, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã chọnHà Nội làm nơi để phát đi những thông điệp “kép”.Ngày 8/7, Ngoại trưởngMỹ tuyên bố:“Tổng thống Trumpcho rằngBình Nhưỡng có thể đi theo con đường ‘tuyệt vời’ mà Việt Nam đã trải qua; nhưng để đạt được điều đó, lãnh tụ Kim Jong-un phải “nắm lấy cơ hội này”. Ngoại trưởng Pompeo đánh giá:“Thực tế là chúng tôi đang hợp tác[với Việt Nam], chứ không phải giao chiến, và đó là bằng chứng cho thấy rằng khi một đất nước quyết định kiến tạo tương lai tươi sáng hơn cho bản thân bên cạnh Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa”.Pompeonói tiếp: “Trước sự thịnh vượng và mối quan hệ đối tác tưởng chừng như không tưởng mà chúng tôi có đượcvới Việt Nam ngày hôm nay, tôi có một thông điệp gửitới Chủ tịch Kim Jong-un: Tổng thống Trump tin rằng nước ngài có thể tái tạo lại con đường này [của Việt Nam]. Nó sẽ là của ngài nếu ngài nắm lấy cơ hội này. Phép màu này có thể là của ngài; nó hoàn toàn có thể là phép màu của ngài ở Bắc Triều Tiên”. Và ông Pompeo kết luận: “Hoa Kỳ đã thể hiện rõ về những gì chúng tôi mong muốn từ Triều Tiên để bắt đầu chuỗi sự kiện tuyệt vời này. Lựa chọn giờ đâytùy thuộc vào Bắc Triều Tiên. Nếu họ có thể làm điều này thì sẽ được ghi nhận và Chủ tịch Kim được vinh danh là anh hùng của người dân Triều Tiên”.
Thông điệp “kép” dành cho cả Bình Nhưỡng lẫn Hà Nội đã được bà HeatherNauert, quyền Thứ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách ngoại giao công cộng, tái khẳng định thêm:Ông Pompeo đã trao đổi với các lãnh đạo chóp bu Hà Nội về các cuộc thảo luận với Bắc Triều Tiên nhằm đạt một thỏa hiệp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Bà Nauert giải thích rõ hơn: “Ngoại trưởng Pompeo và các nhàlãnh đạo Hà Nội thảo luận các biện pháp thúc đẩy tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Từ đó, nâng cao nỗ lực thúc đẩy các vấn đề ưu tiên song phương và khu vực để cổ võ chohòa bình, an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Thái Dương”.Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật các hoạt động trong ngày thứ hai của ngoại trưởng Pompeo qua cuộc hội kiếnThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hội đàm với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, trước khi Pompeo lên máy bay buổi trưa cùng ngày (9/7)đi Trung Đông.Cả hai cuộc tiếp xúc vừa kể được TTXVN tường thuật tương tự nhau về nội dung, bằng một ngôn ngữ quen thuộc, khiến dư luận cảm tưởng, chuyến thăm không có gì “đột phá”. Tuy nhiên, nếu đọckỹTweet cùng ngày của chính Ngoại trưởng Pompeo có thể thấy ngay ý nghĩa của thông điệp “kép”: “Các nhà lãnh đạo Việt Nam chia sẻ tầm nhìn của chúng ta[tức là Mỹ] vì một Triều Tiên phi hạt nhân hóa và một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông. Mong đợi những bước phát triển mới trong quan hệ Hoa Kỳ—Việt Nam”.
“Bộ Tứ” mở rộng…
“Vì một Triều Tiên phi hạt nhân hóa và một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”. Vâng, một cách chính xác, đấy là lý do bao trùm mà vì chúng, cả Bộ trưởng Quốc phòng Mattis lẫn Ngoại trưởng Pompeo đã tiến hành một kiểu “ngoại giao con thoi” trong mấy tuần qua. Thông điệp “kép” tưởng như không thể rõ ràng hơn, nhất là nếu xét từ nguồn gốc xuất xứ của vấn đề, đó là sự trỗi dậy không mấy hoà bình của Trung Quốc trong khu vực cũng như trên vũ đài thế giới.Đối với Việt Nam, những bước phát triển mới được đón đợi nói trên chắc chắn không thể là con đường một chiều.Điều này được thấy rất rõ trong phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ trước các doanh nhân tại Hà Nội. Theo Facebook của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink ngày 9/7: “Tại buổi gặp gỡ các doanh nhân, Ngoại trưởng Pompeo đã khẳng định rằng,Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nỗ lực vì một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, một quốc gia tham gia thương mại công bằng và đối ứng… Một khu vực Ấn Thái Dương (Indo—Pacific) tự do và rộng mở mang tính sống còn cho sự tăng trưởng thương mại liên tục giữa hai nước chúng ta”.Và vào hôm sau, 1h chiềungày 10/7, Đại sứ Kritenbrinkđãđăng lại một status mới(có bổ sung thêm về nội dung) bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh:“Thật vinh dự khi tiếp đón Ngoại trưởng Pompeo tại Hà Nội vào tuần này! Ông đã thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với sự phát triển của một nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, có đóng góp cho an ninh quốc tế, tham gia vào thương mại tự do, công bằng, có đi có lại, và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Ngoại trưởng Pompeo, chúng tôi mong đón tiếp ôngtrở lại Việt Nam!”
Một“cụmtừ khoá” khác ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn trong các bản tin và tuyên bố liên quan đến những chuyến thăm của các quan chức cao cấp Hoa Kỳ tại các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam, đấy là “chiến lược Ấn Thái Dương” (IPS). Khi Ngoại trưởng Pompeo từ Bình Nhưỡng bay sang Tokyo, Nhật Bản yêu cầu Mỹ phải đầu tư nhiều hơn nữa vào IPS.Khi có mặt ở Hà Nội, ông Pompeo nhắc nhở cả Hà Nội lẫn ASEAN về vai trò trung tâm của tổ chức cấp vùng này trong việc hưởng ứng IPS. “Một khu vực Ấn Thái Dương (Indo—Pacific) tự do và rộng mở mang tính sống còn đối với sự tăng trưởng thương mại liên tục giữa hai nước chúng ta [tức là giữa Hoa Kỳ với Việt Nam]”. Ngoại trưởng Pompeo đã khẳng định như vậy trong buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp tại Hà Nội.Trước đó, hôm 2/6, trong phần trình bày về sự lãnh đạo của Mỹ để duy trì an ninh ở khu vực Ấn Thái Dương (Indo—Pacific), khi được hỏi vềvai trò của ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis đã khẳng định ưu tiên đối vớiASEAN lúc này là phải là đoàn kết. Theo bộ trưởng Mattis, ASEAN phải đoàn kết, vì tuycác thành viên không có quân đội quy mô, kinh tếcũng vừa phải... nhưngkhi tất cả đều cótiếng nói chung thì người dân trong khu vựcnày sẽđược hưởngmột tương laixứng đáng.
Rường cột hiện nay của IPSmới chỉ là là “Bộ Tứ” (“Quad” bao gồm Nhật—Mỹ—Ấn—Úc). Nhưng một khi bước vào giai đoạn triển khai, “Quad” có thểmở rộng thành “Bộ Ngũ” hay không thì còn phải trải qua một quá trình. Vẫn tiếp tục thông điệp mùa Hè 2018 của tướng 4 sao Mattis: “Tại Đông Nam Á, chúng tôi [tức là Mỹ] đã có quan hệ đồng minh mạnh mẽ lâu nay với Philippines và Thái Lan, hay mối quan hệ bền chặt cùng Singapore. Đồng thời, nay chúng tôi cũng tìm cách phát triển các mối quan hệ đối tác mới với Indonesia, Malaysia và Việt Nam”.Một lần nữa, Việt Nam được nhắc đến công khai như một “đối tác mới nổi”, một “đối tác đầy tiềm năng”.Nhưng dường như Việt Nam chưa thể trở thành thành viên thứ năm của “Bộ Ngũ”, một khi chưa bước qua được “lời nguyền địa-chính trị”. Nhưng “nộidung mới của thời đại” chính là ở “vai trò trung tâm của ASEAN”, một tổ chức cấp vùng có quan hệ “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ.Việt Nam lại là một trong những “nước tiền tuyến” trong vấn đề thiết lập “trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông”. Một khi ASEAN có thể nổi lên như một thành viên của “Bộ Ngũ” thì không ai có thể cản trở Việt Nam có thể chủ động hơn trong việc đóng góp phần mình vào an ninh và thịnh vượng của khu vực.
Cuối cùng, IPS còn hướng tới cả Liên minh châu Âu(EU).Khi công bố khôi phục “Bộ Tứ”, Ngoại trưởng Nhất Bản Taro Konolúc ấy đã gợi ý, châu Âu, cụ thể là Pháp và Anh, có thể đóng vai trò hợp táctích cực. Ngoài việc cả hai là những cường quốc hàng hải, hai nước này đều có lợi ích chiến lược trong khu vực Ấn Thái Dương (Indo—Pacific). Tham vọng của EU đóng vai trò an ninh và chính trị lớn hơn ở châu Á không phải là điều gì mới mẻ. Xét từ khía cạnh địa-chính trị, “Bộ Tứ” ngày càng được nhìn nhận là nỗ lực để đối trọng với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc. Đấy là chưa kể tới những nhận định bộc trực trong phát biểu của Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabrieltại Hội nghị An ninh toàn cầu ở Munich lần thứ 54 (17/2/2018):“Trung Quốc đang dùng ‘một vành đai, một con đường’ (OBOR) để gây ra cuộc chiến giữa chế độ dân chủ và độc tài”. Vì vậy, thách thức hiện nay là làm thế nào để bảo toàn được các cam kết với Trung Quốc, trong khi vẫn thúc đẩy các nguyên tắc của một liên minh dân chủ mà không cần phải lựa chọn đứng hẳn về một bên nào. Đấy có thể cũng là hàm ý trong lời nhắc nhở từ Bộ trưởng Mattis đối với các quốc gia hay tổ chức khu vực muốn tham gia như làmột “thành viên sau hậu trường” (shadow member) của IPS. “Mỹ không bắt buộc bất kỳ nước nào phải chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”, nhưng ông Mattis cũng chỉ rõ: “Chỉ khi các quốc gia trở nên độc lập, không bị chi phối, trở nên vững mạnhthì mới giúp đỡ được nước khác, hỗ trợ nước khác”. Giúp bạn cũng là giúp mình! Nguyên tắc này chẳng mấy xa lạ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đang đặt ra cho Việt Nam những nghĩa vụ và trách nhiệm mới không thể thoái thác./.