Văn hóa và đời sống

Trung Quốc vấp phải sự phản đối gia tăng

Ngày 04/7/2020, báo Tuổi trẻ chạy một tựa đề: “Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp” với chú thích: Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần nhau trên Biển Đông. Sau khi Bắc Kinh thông báo về cuộc tập trận của hải quân từ ngày 01/7 tới 05/7 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, thì ngay lập tức Trung Quốc vấp phải sự phản ứng từ phía Việt Nam, Mỹ và cả Philippines.

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các tàu chiến khác thuộc nhóm tấn công Ronald Reagan ở Biển Đông

 

Ngay sau khi Việt Nam thay mặt các lãnh đạo ASEAN đưa ra một tuyên bố được coi là “mạnh mẽ” nhất từ trước tới nay về Biển Đông, trong đó đề cập đến công ước Luật Biển 1982 và được Mỹ hoan nghênh, tờ Hoàn cầu Thời báo ra một bài xã luận nói truyền thông nước ngoài ám chỉ tuyên bố nhắm đến Trung Quốc và rằng sự hậuthuẫn của Mỹ có thể là nguyên nhân làmcho sự “tự tin” của các nước Đông Nam Átăng lên.Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 do Việt Nam, với tư cách Chủ tịch luân phiên, tổ chức qua hình thức trực tuyến, các lãnh đạo của khối đưa ra một tuyên bố chung “tái khẳng định rằng UNCLOS (Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc) 1982 là cơ sở cho việc quyết định các lợi ích hàng hải, quyền chủ quyền, tài phán và các quyền lợi chính đáng trên các khu vực hàng hải.”

 

Bước tiến so với  trước đây

Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak nói với truyềnthông quốc tế rằng, theo đánh giá của nhiều chuyêngia, tuyên bố đưa ra hôm 26/6 “có thể là một bước tiến nhất định khi so với các bản tuyên bố trước đây” và được coi là “sự ủng hộ của ASEAN đối với phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.”Ba nhà ngoại giao của Đông Nam Á không được nêu danh tính có chung ý kiến trên khi nói với hãng tin AP của Mỹ rằng tuyên bố cho thấy nhóm các nước ASEAN muốn tăng cường khẳng định luật pháp ở khu vực Biển Đông.Các hãng tin quốc tế khác cũng cho rằng các nhà lãnh đạo ASEAN lần này đã gửi một thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước tới nay đến Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường các động thái nhằm kiểm soát Biển Đông giữa lúc các nước láng giềng đang tập trung chống dịch virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán.

Tờ Hoàn cầu Thời báo, phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 29/6 đánhgiá rằng truyền thông quốc tế nói quá lên rằng tuyên bố nóitrên củaASEAN nhắm tới Trung Quốc.“So với các tuyên bố trước đây của ASEAN về Biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là Biển Đông), tuyên bố lần này dường như đã tăng cường sự khẳng định của họ đối với vùng biển có tranh chấp”, bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo viết, và cho rằng có một số yếu tố đóng góp vào động thái này.Một ngày sau khi ASEAN đưa ra tuyên bố chung tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, và cảnh cáo “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình.”

Việt Nam thay mặt toànkhối đưa ra một tuyên bố chung về Biển Đông mà truyền thông quốc tế cholà một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Trung Quốc.Hoàn cầu Thời báo lýsự rằng, cácquantâm liên tục của Mỹ trong khu vực có thể đã “làm thúc đẩy sự tự tin của ASEAN trong việc tăng cường tuyên bố đối với Biển Đông. Washington tin rằng các vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, vì vậy họ sẽ không muốn vắng mặt trong các cuộc đàm phán về COC (bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông).”Trung Quốc và khối ASEAN đang trong quá trình thương thảo một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) trong nhiều năm qua và Bắc Kinh cho rằng các thành viên ASEAN có ý định duy trì các tuyên bố cũng như bảo vệ các lợi ích của họ trong những cuộc thảo luận sắp tới. Sự khẳng định mạnh mẽ hơn trong tuyên bố mới nhất của khối ASEAN thể hiện ý định này, theo Hoàn cầu Thời báo. “Trong số những nước này, Việt Nam dường như đang đưa ra nhiều yêu sách nhất”, bài xã luận viết. “Với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, Hà Nội có thể ảnhhưởng tới các nước khác trongcố gắng tối đa hóa lợi ích của mình trong các cuộc đàm phán COC với Bắc Kinh.”

Căng thẳng tăng cao trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng như vớimột số quốc gia Đông Nam Á khác, gồm Indonesia, Philippines và Malaysia về Biển Đông. Theo nhận định của TS Hiệp hôm 29/6, điều này cũng góp phần vào sự mạnh mẽ hơn so với các lần trước trong ngôn từ của tuyên bố lần này vì các động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đã động chạm tới các lợi ích của các nước cùng tranh chấp khác.Hoàn cầu Thời báo nhắc tới sự căng thẳng với một số quốc gia Đông Nam Á, và nói rằng “những xung đột gần đây giữa Bắc Kinh và Hà Nội chủ yếu xuất phát từ sự xích mích liên quan đến việc khai khác dầu khí dưới đáy biển” và rằng “Bắc Kinh và Jakarta đang tranh cãi về những tuyên bố chủ quyền hàng hải chồng lấn trên các khu vực ở Biển Đông.”Hầu hết các tranh chấp hàng hải trên khu vực Biển Đông là giữa Trung Quốc và một số ít các nước thành viên ASEAN, nên, theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc nên dùng các cơ chế song phương để thương lượng với Việt Nam và Indoneisa. Theo nhiều nhà quan sát từng nhận định, Trung Quốc luôn muốn đàm phán song phương với các nước láng giềng có tranh chấp trên Biển Đông để tránh sự dínhlíu của Mỹ.

 

Vai trò Việt Nam trong thông điệp

Nếu nhìn vào nội dung của bản tuyên bố chung, theo TS. Lê Hồng Hiệp, chúng ta thấy có việc nhấn mạnh của vai trò luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982. Bản Tuyên bố vềTầm nhìn, được đăng tải trên trang web “ASEAN Vietnam 2020”, còn tái khẳng định “tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và tự do hàng hải cũng như hàng không trên Biển Đông.”Trung Quốc năm 2013 tuyên bố một khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên hầu hết khu vực Biển Đông và người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này, Triệu Lập Kiên, hôm 22/6 khẳng định rằng “mọi quốc gia đều có quyền lập một ADIZ và quyết định có thành lập một ADIZ hay không dựa trên cường độ các mối đe dọa mà họ phải đối mặt trong an ninh quốc phòng”.Việt Nam, Chủ tịch của ASEAN năm nay, luôn có một lập trường cứng rắn hơn các quốc gia khác trong khu vực đối với Trung Quốc. Những từ ngữ như “các sự cố nghiêm trọng gần đây xảy ra tại Biển Đông” trong tuyên bố lần này không có trong tuyên bố của năm ngoái khi Thái Lan làm chủ tịch.

Những tháng gần đây, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cao khi Hà Nội tố cáo Bắc Kinh đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt gần quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc còn tiến hành các cuộc tập trận quân sự vào giữa tháng 4 và tuyên bố thành lập các quận hành chính ở Hoàng Sa và Trường Sa, một động thái mà BộNgoại giao Việt Nam từng phản đối.Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 hôm 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũngkhẳng định rõ: “Trong khi cả thế giới đang gồng mình chống dịch, vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng ta.

TS. Lê Hồng Hiệp, tác giả cuốn sách “Sống cạnh Người khổng lồ: Kinh tế chính trị của các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới”, cho rằng phát biểu nói trêntuykhông chỉra cụ thể ai, nhưng rõ ràng chúng ta hiểu là nhắc tới hành động của Trung Quốc.“Tôi nghĩ đấy là một nhận xét khách quan và đúng với sự thật”, TS. Hiệp nhận định về phát biểu của Thủ tướng Phúc. Theo TS. Hiệp, ngôn từ mạnh mẽ hơn của tuyên bố chung ASEAN một phần là do ảnh hưởng của việc Việt Nam làm Chủ tịch vì “lâu nay trong lịch sử từ các hội nghị lần trước thì Việt Nam đều có truyền thống là muốn đưa vào các tuyên bố chung những ngôn ngữ và những quan điểm tương đối là mạnh mẽ, cứng rắn đối với vấn đề Biển Đông”.“Lần này với tư cách là nước làm Chủ tịch ASEAN luân phiên thì ASEAN có lợi thế để đưa các ngôn ngữ như mình muốn vào trong tuyên bố này”, TS Hiệp chỉrõ.Tuy nhiên, một yếu tố khác đóng góp vào “sự mạnh mẽ hơn so với các lần trước” trong ngôn từ của tuyên bố lần này, theo TS Hiệp, một phần cũng vì “các động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông đã động chạm tới các lợi ích của các nước cùng tranh chấp khác, ví dụ như Malaysia, Indonesia và Philippines chẳng hạn. Những quốc gia này cũng sẽ có lợi ích trong việc đưa ra được một bản tuyên bố chung có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn để lên án các hành động của Trung Quốc một cách trực tiếp hay gián tiếp”.Bắc Kinh chưa lên tiếng về tuyên bố tầm nhìn của ASEAN nhưng đã thông báo diễn tập quân sự ở Hoàng Sa.

 

Sự hậu thuẫn của Mỹ

Ngày04/7/2020, báo Tuổi trẻ đã chạy một tựa đề bắt mắt: “Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp”. Bài báo đăng lại tấm hình từ nguồn của Hải quân Mỹ(US Navy) với chú thích: “Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần nhau trên Biển Đông”. Vẫn theo tường thuật của báo này, trong vòng 72 tiếng đầu tiên của tháng 7/2020, câu chuyện Biển Đông chứng kiến những diễn biến đáng chú ý từ bàn đàm phán cho đến thực địa. Về pháp lý, khi Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận của hải quân nước này từ ngày 01/7 tới 05/7 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, lập tức đã vấp phải sự phản ứng từ phía Việt Nam, Mỹ và cả Philippines. Về quân sự, báo Tuổi Trẻ chỉ rõ: “Trước đó, hải quân Mỹ cũng công bố các bức ảnh cho thấy màn “chạm trán” giữa tàu chiến USS Gabrielle Giffords và Hải Dương 4 tại một khu vực chưa xác định ở Biển Đông hôm 1/7.

Trongmột diễn biến liên quan trước đó, ngay sau khi bản tuyên bố của ASEAN 36 về Biển Đông được đưa ra, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo hôm 27/6 nói rằng “Hoa Kỳ hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”. Trong đoạn chia sẻ về Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ còn viết: “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Chúng tôi sẽ sớm thảo luận thêm về chủ đề này”.“Lâu nay chúng ta thấy rằng vấn đề tranh chấp Biển Đông đã trở thành một phần trong đối đầu chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, tại vì trong bối cảnh Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình và gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt trong khu vực Biển Đông, thì nó ảnh hưởng tới các lợi ích của Hoa Kỳ”, TS. Hiệp nói.“Chính vì vậy mà Hoa Kỳ cũng đã can dự ngày càng sâu hơn vào tranh chấp Biển Đông. Và trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc thì sẽ là một điều dễ hiểu khi mà Hoa Kỳ có xu hướng hậu thuẫn các bên tranh chấp ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam”.Hai ngày sau khi Việt Nam đưa ra tuyên bố thay mặt các nước ASEAN, các hàng không mẫu hạm của Mỹ hôm 28/6 đã khởi động các cuộc tập trận chung trên vùng biển Philippines.

Sau khi Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi tháng 3, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành động “bắt nạt” Việt Nam và các nước trong khu vực. Hồi tháng 4 vừa qua, Ngoại trưởng Pompeo đã đưa ra tuyên bố về việc tái khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sức mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam.Tuy nhiên, sự ủng hộ của Mỹ dù mang lại thuận lợi nhưng cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác. Theonhận định của TS. Hiệp: “Một mặt thì vị thế cũng như đòn bẩy về mặt ngoại giao của Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong việc đối phó với các sức ép của Trung Quốc được gia tăng nhưng mặt khác nó cũng có thể tạo ra rủi ro là bản thân Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác sẽ bị cuốn vào cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc, trở thành một nạn nhân theo một nghĩa nào đó trong cuộc đối đầu giữa (hai cường quốc) và điều này có thể gây ra những hệ lụy lâu dài, khó lường đối với vị thế độc lập, tự chủ của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam”.

Làm sao để vừa khôn khéo khai thác được sự ủng hộ của Mỹ vừa đồng thời không để bị cuốn vào cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á trong thời gian tới khi đối phó với Trung Quốc, theo TS. Hiệp.“Tuy nhiên, tôi cho rằng bất chấp những thử thách, những rủi ro như vậy thì có sự hậu thuẫn của Mỹ vẫn là một điều rất đáng quý, đáng kể đối với nỗ lực của Việt Nam trong việc chống lại các sức ép của Trung Quốc trên Biển Đông”.

 

(1). https://tuoitre.vn/buoc-trung-quoc-tuan-thu-luat-phap-20200704090250343.htm

(2) https://tuoitre.vn/nhung-ngay-binh-yen-cuoi-cua-chau-a-duoi-cai-bong-trung-quoc-20200704170218171.htm

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434985

Hôm nay

2256

Hôm qua

2349

Tuần này

21635

Tháng này

212033

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434985