Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Bình:
Chuyện kể rằng có chàng trai xứ nghệ chăm chỉ siêng năng, thi đậu đại học và học hành đỗ đạt thành tài ở lại làm việc ở ngoài xứ bắc, được cô gái bắc kỳ thương yêu và lấy làm chồng. Để chuẩn bị về thăm quê ra mắt bên nhà trai anh chồng đã cẩn thận trang bị cho cô vợ một số kiến thức về giọng điệu, từ ngữ của quê nhà để vợ khỏi cảm thấy khó xử. Những từ như CÁI GẦU-CÁI ĐÀI; SÂN-CƯƠI; CHỘ-THẤY; TRỤNG-NHÚNG; VO TROỐC-GỘI ĐẦU; CÁ QUẢ-CÁ TRÀU… nhưng bất ngờ đã xảy ra khi bà con bên họ nhà trai đến chơi đông và có người đã nói một câu rất xứ nghệ “Răng chưa sang nhởi nhà choa, Bà O đã nhốt con ga trong truồng”, cô vợ đã thật sự bối rối vì đoạn này chưa được ông xã dạy cho bao giờ nên chỉ nhìn mọi người và cười bối rối. Lúc này bài thơ từ hài hước vui nhộn bổng chuyển sang một cao trào tình cảm thực sự, vừa thương vợ, vừa thương quê “Em cười bối rối mà thương- Thương em một lại trăm đường thương quê.” Rồi bài thơ thực sự cất cánh đưa chúng ta bay bổng theo một dòng cảm xúc mãnh liệt về quê hương xứ sở “Gió lào thổi rạc bờ tre- Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Những ai đã sinh ra lớn lên trên dãi đất xứ nghệ hoặc đã từng sống ở đây mới cảm nhận sâu sắc cái tài sử dụng từ ngữ của nhà thơ. Từ rạc ở đây nó bao hàm cả ý nghĩa tơi tả, bầm dập, khô khốc, … chỉ những ai đã ở đây mới cảm nhận được từ rạc với nghĩa đúng của nó. Và câu kết đã chia sẽ sự thiệt thòi mà dân xứ Nghệ đã chịu đựng, đồng thời nâng giá trị tình cảm của người xứ nghệ lên một cung bậc mới “Chắt từ đá sỏi đất cằn-Nên yêu thương mới sâu đằm đó em”. Để tồn tại nơi mãnh đất miền trung nghèo khó, gió lào người xứ nghệ đã yêu thương đùm bọc lấy nhau, nương tựa vào nhau …và có lẽ sự thủy chung cũng có cội nguồn từ đó.
Tôi đã xa quê mấy chục năm trời, vì cuộc sống mưu sinh nên ít có dịp về lại quê nhà nhưng trong lòng luôn sâu thẳm một nỗi nhớ quê, nay đọc bài thơ của nhà thơ Bùi Vợi tôi càng cảm nhận hơn hai chữ quê hương. Cảm ơn nhà thơ Bùi Vợi đã đốt cháy ngọn lữa quê hương trong lòng tôi và những người xa xứ.
Thạch Hà
2139
2303
2139
219304
121009
114521365