Vì là sự sưu tầm, lựa chọn có phần tuỳ hứng cho nên các mẩu chuyện ghi lại ở đây không xếp theo niên đại, chủ đề.
Nguyễn Đại Pháp “Ta nay là sứ thần của một nước”
Sau 3 lần bị thua to tại Đại Việt, vua Nguyên vẫn nuôi ý định mang quân sang trả thù. Để tránh một cuộc chiến tranh mới có thể xẩy ra vua Trần đã cử Nguyễn Đại Pháp sang sứ với ý định làm dịu quan hệ hai nước. Nguyền Đại Pháp đã hoàn thành sứ mạng, chuyến đi của ông là một trong mấy nguyên nhân quan trọng khiến nhà Nguyên không dám cất quân sang xâm lăng nước ta một lần nữa.
Trước khi về nước Nguyễn Đại Pháp đã tới chào từ biệt mấy quan chức nhà Nguyên. Không ngờ thấy Trần Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Trần Ích Tắc là con vua Trần Thái Tông, em vua Trần Thánh Tông và anh ruột tướng Trần Nhật Duật nổi tiếng. Trần Ích Tắc là ngưòi thông minh học giỏi nhưng ngầm có ý tranh ngôi vua từ lâu, nên khi quân Nguyên sang đánh nước ta lần thứ hai, Trần Ích Tắc đã mang cả gia quyến ra hàng và khi quân Nguyên bại trận đã theo chúng về Trung Quốc, được chúng phong cho chức “An Nam quốc vương” hờ. Thấy Nguyễn Đại Pháp không chào mình, Trấn Ích Tắc lên giọng hỏi :”Ngươi có phải là kẻ ghi chép ở nhà Chiêu Đại Vưong không?( Chiêu đại vưong là anh em cùng mẹ với Trần Ích Tắc).
Nguyễn Đại Pháp khoan thai trả lời: Thời thế đã đổi thay. Đại Pháp này trước đây đúng là kẻ ghi chép tại nhà Chiêu Đại vương, nhưng nay là sứ thần của nước Đại Việt, còn ông trước đây đúng là con vua một nước nhưng nay đã là kẻ đầu hàng giặc!
Ích Tắc nghe xong vô cùng hổ thẹn!
Hồ Tông Thốc đọc thơ chê Hạng Võ, chữa thơ Vưong Bột
1 Đọc thơ nhạo Hạng Võ.
Hồ Tông Thốc ngưòi Nghệ An, đậu thái học sinh(tiến sĩ) năm 1327, đời Trần Duệ Tông ông được cử đi sứ nhà Nguyên. Tương truyền , một hôm thuyền của sứ bộ Việt Nam đi trên sông Ô giang, đến chỗ miếu thờ Hạng Võ dựng bên bờ, nơi ngưòi dân Trung Quốc đồn miếu này rất thiêng, thuyền bè qua lại trên sông mà không ghé lên bờ cúng lễ thường gặp tai nạn. Tuy đã biết chuyện này nhưng khi qua miếu, Hồ Tông Thốc vẫn cho thuyền đi thẳng. Quả nhiên sóng gió nổi lên, thuyền chòng chành như muốn đắm. Hồ Tông Thốc không hề nao núng, ông tiến ra đứng đầu thuyền, cao giọng đọc bài thơ ứng khẩu:
Vua chẳng vua , mà tôi chẳng tôi,
Ven sông miếu mạo để thờ ai?
Giang đông ngày trước còn chê nhỏ,
Tiền giấy nay sao lại vật nài?
Hồ Tông Thốc vừa đọc xong mấy câu thơ trên tự nhiên gió lặng sóng yên. Nghe nói miếu thờ Hạng Võ từ đó mất thiêng.
2 Sửa thơ Vưong Bột.
Vưong Bột một trong những nhà thơ xuất sắc thời đầu Đường (650-675), tác giả bài thơ “Đằng Vưong Các” nổi tiếng. Ngoài ra tưong truyền sau ông bị chết đuối trên một con sông trên đường đi thăm cha đang làm quan ở Giao Chỉ thì từ đó trên khúc sông này mỗi khi đêm khuya thanh vắng thường vang lên hai câu thơ rất được ngưòi đời ưa thích, cho là tuyệt tác:
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi.
Thu thuỷ cộng trưòng thiên nhất sắc”
Dịch nghĩa: Ráng chiều với con cò lẻ loi cùng bay.
Nước thu cùng trời xanh mọt màu.
Trên đưòng đi sứ qua khúc sông này, nghe câu chuỵện trên, Hồ Tông Thốc liền đứng ra đầu mũi thuyền, nói: Hà tất dữ, cộng nhị tự? Nghĩa là: Việc gì phải dùng hai chữ dữ(với) và cộng(cùng). Những ngưòi cùng đi hỏi ông tại sao lại như vậy, ông trả lời: đã nói tề phi(cùng bay) thì thêm chữ dữ(với) là thừa. đã nói nhất sắc( một màu) thì thêm chữ cộng(cùng) là thừa.Và ông đọc toàn văn câu sửa của mình:
”Lạc hà cô lộ tề phi,
Thu thuỷ trường thiên nhất sắc.”
Người nghe đều phục ông bắt bẻ có lý, về văn tự có gọn, và hàm súc hơn ( Nhưng về âm hưởng thì không hay bằng nguyên văn)