Anh đã suy luận rằng công ty của anh, công ty Sắt và Thép Giang Tô [Thiết Bản] (Jingsu Tieben Iron and Steel), có thể chiếm một thị trường lớn với tư cách một nhà sản xuất chi phí thấp, đặc biệt so với các nhà máy quốc doanh kém hiệu quả. Đại đã lên kế hoạch để xây dựng một công ty thép khổng lồ thật sự, và với sự ủng hộ của các lãnh đạo đảng địa phương ở Giang Tô, anh đã bắt đầu xây dựng trong năm 2003. Tuy vậy, vào tháng Ba 2004, dự án bị ngừng lại theo lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Bắc Kinh, và Đại đã bị bắt vì các lý do chẳng bao giờ được nói rõ ràng. Các nhà chức trách đã có thể cho rằng họ tìm thấy bằng chứng phạm tội nào đấy trong các tài khoản của Đại. Khi điều đó xảy ra, anh đã ở trong tù và bị giam lỏng tại gia suốt năm năm tiếp theo, và bị tuyên bố có tội vì một sự buộc tội nhỏ trong năm 2009. Tội thật của anh đã là khởi động một dự án cạnh tranh với các công ty do nhà nước bảo trợ và làm vậy mà không có sự chuẩn y của các quan chức cao hơn trong Đảng Cộng Sản. Đấy chắc chắn là bài học mà những người khác rút ra từ vụ này.
Phản ứng của Đảng Cộng Sản đối với các doanh nhân như Đại không phải là một sự ngạc nhiên. Trần Vân, một trong những người bạn thân cận nhất của Đặng Tiểu Bình và được cho, nhưng chưa ngã ngũ, là nhà kiến trúc chính đứng sau các cuộc cải cách thị trường ban đầu, đã tóm tắt cách nhìn của hầu hết cán bộ đảng với sự tương tự “con chim trong lồng’ cho nền kinh tế: nền kinh tế của Trung Quốc là con chim; sự kiểm soát của đảng, cái lồng, phải được mở rộng để làm cho con chim khỏe hơn và năng động hơn, nhưng cái lồng không thể được mở khóa hay bị loại bỏ, e rằng con chim sẽ bay mất. Giang Trạch Dân, không lâu sau khi trở thành tổng bí thư của Đảng Cộng Sản trong năm 1989, chức vụ quyền lực nhất ở Trung Quốc, đã đi thậm chí còn xa hơn và đã tóm tắt sự ngờ vực của đảng về các doanh nhân bằng cách mô tả đặc điểm của họ như “các nhà buôn tự thuê mình làm việc và những người bán hàng rong [những người] lừa đảo, tham ô, đút lót và trốn thuế.” Suốt các năm 1990, ngay cả khi đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước được khuyến khích để mở rộng, tinh thần kinh doanh tư nhân được đón chào với sự ngờ vực, và nhiều doanh nhân đã bị tước đoạt hay thậm chí bị tù. Cách nhìn của Giang Trạch Dân về các doanh nhân, mặc dù đã giảm đi tương đối, vẫn phổ biến ở Trung Quốc. Theo lời của một kinh tế gia Trung Quốc, “Các doanh nghiệp nhà nước lớn có thể tham gia vào các dự án khổng lồ. Nhưng khi các công ty tư nhân làm vậy, đặc biệt khi cạnh tranh với nhà nước, thì rắc rối đến từ mọi xó xỉnh [sic].”
Trong khi rất nhiều công ty tư nhân bây giờ hoạt động có lời ở Trung Quốc, nhiều yếu tố của nền kinh tế vẫn dưới sự chỉ huy và bảo hộ của đảng. Nhà báo Richard McGregor tường thuật rằng trên bàn của lãnh đạo của mỗi công ty nhà nước lớn nhất ở Trung Quốc có một điện thoại đỏ. Khi nó reo chuông, đấy là đảng gọi với các mệnh lệnh về công ty phải làm gì, phải đầu tư vào đâu, và các mục tiêu của nó là gì. Các công ty khổng lồ vẫn dưới sự chỉ huy của đảng, một sự thực nhắc nhở chúng ta khi đảng quyết định thay đổi các tổng giám đốc của chúng, sa thải họ, hay cất nhắc họ, với ít sự giải thích.
Những câu chuyện này không phủ nhận rằng Trung Quốc đã đi những bước dài vĩ đại hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm, những bước dài mà làm nòng cốt cho tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của nó trong hơn ba mươi năm qua. Hầu hết các doanh nhân có sự an toàn nào đó, nhất là bởi vì họ nuôi dưỡng sự ủng hộ của các cán bộ địa phương và các elite của Đảng Cộng Sản ở Bắc Kinh. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước tìm kiếm lợi nhuận và cạnh tranh trên các thị trường quốc tế. Đấy là một sự thay đổi triệt để từ Trung Quốc của Mao. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, Trung Quốc trước tiên đã có thể tăng trưởng bởi vì dưới thời Đặng Tiểu Bình đã có những cải cách triệt để khỏi các thể chế kinh tế khai thác nhất và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm. Sự tăng trưởng đã tiếp tục khi các thể chế kinh tế Trung Quốc đã trên con đường hướng tới tính bao gồm lớn hơn, mặc dù với một nhịp điệu chậm. Trung Quốc cũng hết sức hưởng lợi từ cung lớn của nó về lao động rẻ và sự tiếp cận của nó đến các thị trường, vốn và công nghệ nước ngoài.
Cho dù các thể chế kinh tế Trung Quốc ngày nay là bao gồm hơn ba thập kỷ trước một cách không thể so sánh nổi, kinh nghiệm Trung Quốc là một thí dụ về sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác. Bất chấp sự nhấn mạnh gần đây ở Trung Quốc đến đổi mới và công nghệ, sự tăng trưởng Trung Quốc dựa trên việc chấp nhận và làm theo các công nghệ hiện tồn và đầu tư nhanh, không phải sự phá hủy sáng tạo. Một khía cạnh quan trọng của điều này là, các quyền tài sản là không hoàn toàn an toàn ở Trung Quốc. Thỉnh thoảng, đúng như Đại, các doanh nhân nào đó bị tước đoạt. Tính di động của lao động bị điều tiết chặt chẽ, và quyền cơ bản nhất của các quyền tài sản, quyền để bán lao động của chính mình theo cách mình muốn, vẫn hết sức không hoàn hảo. Mức độ mà các thể chế kinh tế vẫn còn xa mới thật sự bao gồm được minh họa bởi sự thực rằng chỉ có ít doanh nhân thậm chí dám bạo gan lao vào bất cứ hoạt động nào mà không có sự ủng hộ của cán bộ đảng địa phương hay, thậm chí còn quan trọng hơn, của Bắc Kinh. Quan hệ giữa doanh nghiệp và đảng là hết sức béo bở cho cả hai. Các doanh nghiệp được đảng ủng hộ nhận được các hợp đồng với các điều kiện thuận lợi, có thể đuổi dân thường để tước đoạt đất của họ, và vi phạm luật pháp và các quy định mà không bị trừng phạt. Những người chặn đường kế hoạch kinh doanh này sẽ bị chà đạp và thậm chí có thể bị tù hay bị sát hại.
Mức ảnh hưởng hiện diện nhan nhản của Đảng Cộng Sản và các thể chế khai thác ở Trung Quốc khiến chúng ta nhớ đến nhiều sự tương tự giữa sự tăng trưởng Soviet trong các năm 1950 và 1960 và tăng trưởng Trung Quốc ngày nay, mặc dù cũng có những sự khác biệt đáng kể. Liên Xô đã đạt sự tăng trưởng dưới các thể chế kinh tế khai thác và các thể chế chính trị khai thác bởi vì nó đã phân bổ bằng vũ lực các nguồn lực sang công nghiệp dưới một kết cấu chỉ huy tập trung, đặc biệt là vũ khí và công nghiệp nặng. Sự tăng trưởng như vậy đã là khả thi một phần bởi vì đã có nhiều sự đuổi kịp để được tiến hành. Sự tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là dễ hơn khi sự phá hủy sáng tạo không phải là một sự bắt buộc. Các thể chế kinh tế Trung Quốc chắc chắn là bao gồm hơn các thể chế ở Liên Xô, nhưng các thể chế chính trị của Trung Quốc vẫn là khai thác. Đảng Cộng Sản nắm hết quyền lực ở Trung Quốc và kiểm soát toàn bộ bộ máy nhà nước quan liêu, các lực lượng vũ trang, báo chí, và các phần lớn của nền kinh tế. Nhân dân Trung Quốc có ít quyền tự do chính trị và rất ít sự tham gia vào quá trình chính trị.
Nhiều người đã tin từ lâu rằng tăng trưởng ở Trung Quốc sẽ mang lại dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên lớn hơn. Đã có một cảm giác thật sự trong năm 1989 rằng các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn có thể dẫn tới sự mở cửa lớn hơn và có lẽ sự sụp đổ của chế độ cộng sản. Nhưng các xe tank đã được thả ra nghiền những người biểu tình, và thay cho một cuộc cách mạng hòa bình, các sách lịch sử bây giờ gọi nó là cuộc Tàn sát Quảng trường Thiên An Môn. Theo nhiều cách, các thể chế chính trị Trung Quốc đã trở nên khai thác hơn do hậu quả của Thiên An Môn; các nhà cải cách như Triệu Tử Dương, người với tư cách tổng bí thư của Đảng Cộng Sản đã ủng hộ các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, đã bị thanh trừng, và đảng đã kiểm soát chặt chẽ hơn các quyền tự do dân sự và quyền tự do báo chí với sự sốt sắng lớn hơn. Triệu Tử Dương đã bị giam lỏng tại gia hơn mười lăm năm, và hồ sơ công khai của ông đã bị xóa bỏ dần dần, sao cho ông thậm chí không thể là một biểu tượng cho những người đã ủng hộ sự thay đổi chính trị.
Ngày nay sự kiểm soát của đảng đối với báo chí, kể cả Internet, là chưa từng có. Phần lớn việc kiểm soát này đạt được thông qua sự tự-kiểm duyệt: các phương tiện truyền thông đại chúng biết rằng họ không được nhắc đến Triệu Tử Dương hay Lưu Hiểu Ba, nhà phê phán chính phủ đòi dân chủ hóa nhiều hơn, người vẫn tiều tụy trong nhà tù ngay cả sau khi ông được trao giải Nobel Hòa Bình. Sự tự kiểm duyệt được hỗ trợ bởi một bộ máy Orwellian mà có thể theo dõi các cuộc đối thoại và những sự liên lạc thông tin, đóng cửa các Web site và các tờ báo, và thậm chí ngăn chặn một cách có chọn lọc sự truy cập đến các chuyện tin tức cá nhân trên Internet. Tất cả việc này đã được phơi bày khi tin tức về những lời buộc tội tham nhũng chống lại con trai của tổng bí thư đảng từ 2002, Hồ Cẩm Đào, đã nổ ra trong năm 2009. Bộ máy của đảng đã ngay lập tức nhảy vào cuộc và đã không chỉ có khả năng ngăn chặn báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ này mà cũng đã tìm được cách chặn một cách có chọn lọc các câu chuyện về vụ này trên các Web site của New York Times và Financial Times.
Bởi vì sự kiểm soát của đảng lên các thể chế kinh tế, mức độ của sự phá hủy sáng tạo bị cắt bớt nghiêm trọng, và nó vẫn như thế cho đến khi có sự cải cách triệt để về các thể chế chính trị. Hệt như ở Liên Xô, kinh nghiệm Trung Quốc về tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác được tạo thuận lợi rất nhiều bởi vì còn rất nhiều sự đuổi kịp để làm. Thu nhập đầu người ở Trung Quốc vẫn là một phần nhỏ của thu nhập đầu người ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Tất nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc được đa dạng hóa hơn đáng kể so với tăng trưởng Soviet; nó không chỉ dựa vào vũ khí hay công nghiệp nặng, và các doanh nhân Trung Quốc cho thấy rất nhiều tài khéo léo. Dẫu sao, sự tăng trưởng này sẽ hết hơi trừ phi các thể chế chính trị khai thác mở đường cho các thể chế bao gồm. Chừng nào các thể chế chính trị còn là khai thác, sự tăng trưởng sẽ bị hạn chế một cách cố hữu, như đã được thấy trong tất cả các trường hợp tương tự.
Kinh nghiệm Trung Quốc có nêu ra vài câu hỏi lý thú về tương lai của sự tăng trưởng Trung Quốc và, quan trọng hơn, tính đáng mong mỏi và khả năng đứng vững của sự tăng trưởng độc đoán. Sự tăng trưởng như vậy đã trở thành một lựa chọn khả dĩ được ưa chuộng đối với “đồng thuận Washington,” mà nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường và tự do hóa thương mại và dạng nào đó của cải cách thể chế cho việc kích-khởi động sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều phần chậm phát triển của thế giới. Trong khi một phần của sự kêu gọi về tăng trưởng độc đoán đến như một phản ứng đối với đồng thuận Washington, có lẽ sự quyến rũ lớn hơn của nó – chắc chắn cho các nhà cai trị chịu trách nhiệm về các thể chế khai thác – là, nó thả lỏng cho họ tự do hành động trong duy trì và thậm chí tăng cường sự nắm chắc quyền lực của họ và hợp pháp hóa sự khai thác của họ.
Như lý thuyết của chúng ta nêu bật, đặc biệt trong các xã hội mà đã trải qua mức độ nào đó của sự tập trung nhà nước, kiểu tăng trưởng này dưới các thể chế khai thác là có thể và có thể thậm chí là kịch bản có khả năng nhất cho nhiều quốc gia, trải từ Cambodia và Việt Nam đến Burundi, Ethiopia, và Rwanda. Nhưng nó cũng ngụ ý rằng tất cả các thí dụ về tăng trưởng dưới các thể chế chính trị khai thác, sẽ không bền vững.
Trong trường hợp của Trung Quốc, quá trình tăng trưởng dựa vào việc đuổi kịp, nhập khẩu công nghệ nước ngoài, và xuất khẩu các sản phẩm chế tác cấp thấp chắc còn có thể tiếp tục trong một thời gian. Tuy nhiên, tăng trưởng Trung Quốc cũng chắc sẽ đến một hồi kết, đặc biệt một khi Trung Quốc đạt mức sống của một nước có thu nhập trung bình. Kịch bản có khả năng nhất có thể là, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và elite kinh tế Trung Quốc ngày càng hùng mạnh xoay xở để duy trì sự nắm rất chặt quyền lực trong vài thập niên tiếp. Trong trường hợp này, lịch sử và lý thuyết của chúng ta gợi ý rằng sự tăng trưởng với sự phá hủy sáng tạo và đổi mới thực sự sẽ không đến, và tốc độ tăng trưởng ngoạn mục ở Trung Quốc sẽ chầm chậm biến mất. Nhưng kết quả này còn xa mới là định trước; nó có thể được tránh nếu Trung Quốc chuyển đổi sang các thể chế chính trị bao gồm trước khi sự tăng trưởng của nó dưới các thể chế chính trị khai thác đạt giới hạn của nó. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy tiếp theo, có ít lý do để kỳ vọng rằng một sự chuyển đổi ở Trung Quốc hướng tới các thể chế chính trị bao gồm là chắc có khả năng hay nó sẽ xảy ra một cách tự động và không đau đớn.
Ngay cả một số tiếng nói bên trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang nhận ra các mối nguy hiểm trên con đường phía trước và đã tung ra ý tưởng rằng cải cách chính trị – tức là, một sự chuyển đổi hướng tới các thể chế chính trị bao gồm hơn, để dùng thuật ngữ của chúng ta – là cần thiết. Thủ tướng mạnh mẽ Ôn Gia Bảo mới đây đã cảnh báo về mối nguy hiểm rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị cản trở trừ phi cải cách chính trị được tiến hành. Chúng tôi nghĩ phân tích của ông Ôn là tiên tri, cho dù một số người nghi ngờ tính chân thật của ông. Nhưng nhiều người ở phương Tây không đồng ý với những tuyên bố của ông Ôn. Đối với họ, Trung Quốc khám phá ra một con đường khả dĩ khác đến tăng trưởng kinh tế bền vững, một sự tăng trưởng dưới chủ nghĩa độc đoán hơn là dưới các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm. Nhưng họ sai. Chúng ta đã vừa thấy rồi những gốc rễ quan trọng nổi bật của thành công Trung Quốc: một sự thay đổi triệt để về các thể chế kinh tế khỏi các thể chế kinh tế cộng sản cứng nhắc và hướng tới các thể chế tạo ra các khuyến khích cho việc tăng năng suất và thương mại. Nhìn từ viễn cảnh này, chẳng có gì khác cơ bản về kinh nghiệm của Trung Quốc so với kinh nghiệm của các nước đã tìm được cách để đi những bước khỏi các thể chế kinh tế khai thác và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm, ngay cả khi việc này xảy ra dưới các thể chế chính trị khai thác, như trong trường hợp Trung Quốc. Trung Quốc như vậy đã đạt sự tăng trưởng kinh tế không phải nhờ các thể chế chính trị khai thác của nó, mà bất chấp chúng: kinh nghiệm tăng trưởng thành công của nó trong ba thập niên qua là do một sự thay đổi triệt để khỏi các thể chế kinh tế khai thác và hướng tới các thể chế kinh tế bao gồm hơn một cách đáng kể, mà bị làm cho khó hơn, chứ không phải dễ hơn, bởi sự hiện diện của các thể chế chính trị khai thác hết sức độc đoán.
MỘT KIỂU KHÁC của sự tán thành tăng trưởng độc đoán nhận ra bản chất không hấp dẫn của nó nhưng lại cho rằng chủ nghĩa độc đoán chỉ là một giai đoạn thoáng qua. Ý tưởng này quay lại ý tưởng của các lý thuyết kinh điển của xã hội học chính trị, lý thuyết hiện đại hóa, được Seymour Martin Lipset trình bày. Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng tất cả các xã hội, khi chúng tăng trưởng, đều hướng tới sự tồn tại hiện đại hơn, phát triển hơn và văn minh hơn, và đặc biệt hướng tới dân chủ. Nhiều người theo lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng, giống dân chủ, các thể chế bao gồm sẽ nổi lên như một sản phẩm phụ của quá trình tăng trưởng. Hơn nữa, cho dù dân chủ và các thể chế chính trị bao gồm là không như nhau, các cuộc bầu cử đều đặn và sự cạnh tranh chính trị không bị gây trở ngại một cách tương đối, chắc là có khả năng sinh ra sự phát triển của các thể chế chính trị bao gồm. Các phiên bản khác nhau của lý thuyết hiện đại hóa cũng cho rằng một lực lượng lao động được đào tạo sẽ dẫn một cách tự nhiên đến dân chủ và các thể chế tốt hơn. Trong một phiên bản hơi hậu hiện đại của lý thuyết hiện đại hóa, nhà bình luận của tờ New York Times Thomas Friedman còn đi xa tới mức để gợi ý rằng một khi một nước đã có đủ số quán ăn McDonald, thì dân chủ và các thể chế nhất định đi theo sau. Tất cả điều này vẽ lên một bức tranh lạc quan. Trong sáu mươi năm qua, hầu hết các nước, thậm chí nhiều trong các nước đó với các thể chế khai thác, đã trải qua sự tăng trưởng nào đó, và hầu hết đã chứng kiến sự tăng lên đáng kể về sự đạt được giáo dục của lực lượng lao động của họ. Vì thế, khi thu nhập và trình độ giáo dục của họ tiếp tục tăng, bằng cách này hay cách khác, tất cả các thứ tốt khác, như dân chủ, nhân quyền, các quyền tự do dân sự, và các quyền tài sản an toàn, phải theo sau.
Lý thuyết hiện đại hóa có số người theo rộng lớn cả bên trong và bên ngoài giới hàn lâm. Thái độ của Hoa Kỳ gần đây với Trung Quốc, chẳng hạn, đã được định hình bởi lý thuyết này. George H. W. Bush đã tóm tắt chính sách Hoa Kỳ hướng tới dân chủ ở Trung Quốc như “Buôn bán tự do với Trung Quốc và thời gian ở bên phía chúng ta.” Ý tưởng đã là, khi Trung Quốc buôn bán tự do với phương Tây, nó sẽ tăng trưởng, và sự tăng trưởng đó sẽ mang lại dân chủ và các thể chế tốt hơn ở Trung Quốc, như lý thuyết hiện đại hóa đã tiên đoán. Thế mà sự tăng nhanh về thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc từ giữa các năm 1980 đã làm ít cho dân chủ ở Trung Quốc, và thậm chí sự hội nhập mật thiết hơn mà chắc sẽ tiếp theo trong thập niên tới sẽ cũng làm ít ngang thế.
Thái độ của nhiều người về tương lai của xã hội và nền dân chủ Iraq sau hậu quả của sự xâm chiếm do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lạc quan một cách tương tự bởi vì lý thuyết hiện đại hóa. Bất chấp thành tích kinh tế tai hại của nó dưới chế độ Saddam Hussein, trong năm 2002 Iraq đã không nghèo như nhiều quốc gia châu Phi hạ-Sahara, và nó đã có dân cư được giáo dục tốt một cách tương đối, vì thế đã tin rằng là chín muồi cho sự phát triển dân chủ và các quyền tự do dân sự, và thậm chí cho cái mà chúng ta mô tả như chủ nghĩa đa nguyên. Những hy vọng đó nhanh chóng bị tan vỡ khi sự hỗn loạn và nội chiến đổ xuống xã hội Iraq.
Lý thuyết hiện đại hóa cả là sai và và vô ích cho tư duy về làm thế nào để đương đầu với các vấn đề lớn của các thể chế khai thác trong các quốc gia thất bại. Mẩu bằng chứng mạnh nhất ủng hộ lý thuyết hiện đại hóa là, các quốc gia giàu là các quốc gia có các chế độ dân chủ, tôn trọng các quyền dân sự và các quyền con người, và có được các thị trường hoạt động và các thể chế kinh tế bao gồm nói chung. Tuy thế lại diễn giải sự liên kết này như sự ủng hộ lý thuyết hiện đại hóa bỏ qua ảnh hưởng lớn của các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm lên sự tăng trưởng kinh tế. Như chúng ta đã lập luận suốt cuốn sách này, chính các xã hội với các thể chế bao gồm là các xã hội đã tăng trưởng trong ba trăm năm qua và ngày nay đã trở nên tương đối giàu. Rằng việc này giải thích cho cái chúng ta thấy xung quanh chúng ta được chứng minh một cách rõ ràng nếu chúng ta nhìn vào các sự thực hơi khác đi một chút: trong khi các quốc gia mà đã xây dựng các thể chế kinh tế và chính trị bao gồm trong nhiều thế kỷ qua đã đạt sự tăng trưởng kinh tế bền vững, các chế độ độc đoán mà đã tăng trưởng nhanh hơn trong sáu mươi năm hay một trăm năm qua, ngược với cái lý thuyết hiện đại hóa của Lipset khẳng định, đã không trở nên dân chủ hơn. Và điều này thực ra là không đáng ngạc nhiên. Tăng trưởng dưới các thể chế khai thác là có thể chính xác bởi vì nó không nhất thiết hay tự động ngụ ý sự chết đi của chính các thể chế này. Thực ra, sự tăng trưởng thường được tạo ra bởi vì những người kiểm soát các thể chế khai thác coi sự tăng trưởng kinh tế không như một mối đe dọa mà như một sự ủng hộ chế độ của họ, như Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm từ các năm 1980. Cũng không ngạc nhiên rằng sự tăng trưởng được tạo ra bởi sự tăng lên về giá trị của các tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia, như ở Gabon, Nga, Saudi Arabia, và Venezuela, là không chắc dẫn tới một sự biến đổi cơ bản của các chế độ độc đoán này hướng tới các thể chế bao gồm.
Hồ sơ lịch sử thậm chí còn ít rộng lượng hơn với lý thuyết hiện đại hóa. Nhiều quốc gia tương đối thịnh vượng đã chịu thua và đã ủng hộ các chế độ độc tài đàn áp và các thể chế khai thác. Cả Đức và nhật Bản đã là giữa các quốc gia giàu nhất và được công nghiệp hóa nhất trên thế giới trong nửa đầu thế kỷ hai mươi, và đã có các công dân được giáo dục tốt một cách tương đối. Điều này đã không cản sự nổi lên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Dân tộc (Quốc xã) ở Đức và một chế độ quân phiệt có ý định bành trướng lãnh thổ qua chiến tranh ở Nhật Bản – làm cho cả các thể chế chính trị lẫn kinh tế quay đột ngột theo hướng các thể chế khai thác. Argentina cũng đã là một trong những nước giàu nhất thế giới trong thế kỷ thứ mười chín, giàu như hoặc thậm chí hơn Anh, bởi vì nó đã là người hưởng lợi của đợt hưng thịnh bột phát tài nguyên khắp thế giới; nó cũng đã có dân cư được giáo dục nhất ở Mỹ Latin. Nhưng dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên đã không thành công hơn, và đã có lẽ có thể được cho là ít thành công hơn, ở Argentina so với phần lớn phần còn lại của Mỹ Latin. Một cuộc đảo chính tiếp theo cuộc khác, và như chúng ta đã thấy trong chương 11, thậm chí các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ cũng vẫn hành động như các nhà độc tài tham lam. Thậm chí gần đây hơn đã có ít sự tiến bộ hướng đến các thể chế kinh tế bao gồm, và như chúng ta đã thấy ở chương 13, các chính phủ Argentina thế kỷ thứ hai mươi mốt vẫn có thể tước đoạt của cải của các công dân của mình mà không bị trừng phạt.
Tất cả những thứ này làm nổi bật vài ý tưởng quan trọng. Thứ nhất, sự tăng trưởng dưới các thể chế chính trị độc đoán, khai thác ở Trung Quốc, mặc dù chắc vẫn tiếp tục trong một thời gian, sẽ không chuyển thành sự tăng trưởng bền vững, được ủng hộ bởi các thể chế kinh tế thực sự bao gồm và sự phá hủy sáng tạo. Thứ hai, ngược với các khẳng định của lý thuyết hiện đại hóa, chúng ta không nên tính đến sự tăng trưởng độc đoán sẽ dẫn đến dân chủ hay các thể chế chính trị bao gồm. Trung Quốc, Nga, và nhiều chế độ độc đoán khác hiện nay đang trải qua sự tăng trưởng nào đó chắc sẽ đạt các giới hạn của sự tăng trưởng khai thác trước khi chúng biến đổi các thể chế chính trị của chúng theo một hướng bao gồm hơn – và thực ra, có lẽ trước khi có bất cứ mong muốn nào giữa các elite đối với những thay đổi như vậy hay bất cứ sự phản đối mạnh nào buộc họ phải làm vậy. Thứ ba, sự tăng trưởng độc đoán không đáng mong mỏi cũng chẳng có thể đứng vững trong dài hạn, và như thế không nên nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế như một mẫu cho các quốc gia ở Mỹ Latin, châu Á, và châu Phi hạ-Sahara, cho dù nó là con đường mà nhiều quốc gia sẽ chọn chính xác bởi vì nó đôi khi phù hợp với các lợi ích của các elite kinh tế và chính trị chi phối chúng.
Người dịch: Nguyễn quang A
Nguồn: Why Nations Fail
THE ORIGINS OF POWER, PROSPERITY, AND POVERTY
Daron Acemoglu and Jemes A. Robinson
Crown Publishers ● New York