Nhìn ra thế giới

Liệu Bắc Triều Tiên có mở cửa kinh tế

Hệ thống Bắc Triều Tiên hoạt động kém hiệu quả. Đất nước này đang phải đối mặt với những thiếu thốnnăng lượng nghiêm trọngvà một nền kinh tế trì trệ từ năm 1990. Thu nhập bình quân đầu người của Bắc Triều Tiên ước tính vào khoảng1.800USD/năm, bằng 5%thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc. Tình trạng thiếu lương thực, thựcphẩm đã khiến24 triệu người bị thiếuđói; 25/1.000 trẻ sơ sinh tử vong (ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 4/1.000). Để tồn tại, nền kinh tế khép kín nhất thế giới buộc phải mở cửa.

Một Bắc Triều Tiênnăng động, thịnh vượng, hòa bình và ổn định sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho riêng bản thân Bắc Triều Tiên, mà còn chocác nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. Sự sụp đổ bất ngờ của Bắc Triều Tiên hay một cuộc xung đột quân sự trên bán đảonày sẽ làm suy yếu an ninh khu vực; đồng thời, trở thành gánh nặng cho các quốc gia láng giềng với hàng triệu người tị nạnvà hàng trăm  tỷ đô la chi phí xây dựng lại.Do vậy, cần thúc đẩy các tổ chức quốc tế và các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên cung cấp viện trợ lương thực, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư trực tiếp cho đất nước này, để nó có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tạivà chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, tồn tại không ít trở ngại to lớn cho sự hợp tác này– đó là nền chính trị không minh bạch và khó đoán trước của Bắc Triều Tiên, được minh chứng bằng việc gần đâylãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-unđã tử hình người chú đầy quyền năng Jang Song – thaek.

Có vẻ như lãnh đạo Bắc Triều Tiênbắt đầu hiểu rằng, khó khăn hiện tại của mình xuất phát từ hệ thống kinh tếhết sứcthiếuhiệu quả. Trong bài phát biểu mới đây, Kim đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách kinh tế và mở cửa để phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệpchế tạo. Trong một nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ đã công bố thành lậpmới14 khu kinh tế đặc biệt. Mặc dù luôn bị chế định bởi ý thức tự bảo tồn, song nhiều khả năng các giới lãnh đạo chính trị và quân sự Bắc Triều Tiên sẽ ủng hộ nỗ lực này, miễn là nó không làm suy yếu quyền lực của họ hoặc an ninh quốc gia.

Bắc Triều Tiên đã bắt đầu mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 1984, khi chính phủ ban hành Luật liên doanh nước ngoài sau thành công của một đạo luật tương tự ở Trung Quốc. Năm 1993, Bắc Triều Tiên tiếp tục nỗ lực này bằng cách thiết lập các khu kinh tế - thương mại đặc biệt Rajin-Sonbong. Songcác sáng kiến ​​này vẫn chưa mang lại kết quả đáng kể, vì các nhà đầu tư nước ngoài luôn cảnh giác và không muốnđầu tư vàomột đất nước thiếu các chính sách kinh tế - chính trị tin cậy, cơ sở hạ tầnglạc hậu và không có các thể chế cần thiết hỗ trợ các dự án quy mô lớn.

Hiện giờ, Hàn Quốc nên làm theo cáchcủa Việt Nam và Trung Quốc, tiến hànhcác cải cách như bãi bỏ quy địnhlỗi thời, cứng nhắc, tự do hóa, tư nhân hóa và ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời,phát triển một hệ thống pháp lývà thiết chế pháp lý phù hợp. Chính sách kinh tế hướng ngoại dựa trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế dài hạncủa Bắc Triều Tiên.

Chắc chắn Bắc Triều Tiên không thiếu tiềm năng tăng trưởng. Trong khi không có nông nghiệp làm cơ sở bước đầu thúc đẩy cải cách giống ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng lợi thế địa lý như cảng biển tự nhiên và tài nguyên khoáng sản phong phú cho phép Bắc Triều Tiên tăng trưởngdựa vàoxuất khẩu.

Nguồn nhân lực qua đào tạo tương đối dồi dào với mức lương thấp mang lại khả năng cạnh tranh quốc tếcho các ngành công nghiệp chế biến như sản xuất giày dép, hàng dệt may và lắp ráp điện tử- đó là cơ sở để tiến hành công nghiệp hóa dựa vào xuất khẩu. Thực hiện mục tiêu này, có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực quân đội Bắc Triều Tiên, hiện chiếmtới hơn 8,5 %lượng lao độngtoàn đất nước.

Nếu như các điều kiện liên quan được thỏa mãn, Bắc Triều Tiên có thể tận dụng con đường “rút ngắn” để đẩy nhanh sự phát triển, bởi thu nhập bình quân đầu người thấp sẽ giúp tăng năng suất đầu tư và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ từ các nền kinh tế phát triển. Điều này hàm ý rằng, các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bảncó một vai tròrấtquan trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, khu công nghiệp liên doanh Kaesongvới 50.000 công nhân Bắc Triềulàm việc là trường hợp hợp tác kinh tế duy nhất giữa hai miền Nam, Bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc là đối tác thương mạitất yếu, tự nhiên. Năm 2012, thương mại liên Triều đạt 2 tỷ USD, chỉ chiếm 0,2% tổng thương mại của Hàn Quốc, nhưngchiếm đến29% tổng thương mại Bắc Triều Tiên. Theo nhà kinh tế Marcus Noland, quan hệ thương mại bình thường giữa hai miền có thể tăng thị phần thương mại Hàn Quốctrong tổng thương mại Bắc Triều Tiênlên 60%.

Vớicam kết cải cách kinh tế mạnh mẽ và mở cửacùng với sựhỗ trợ quốc tế, Bắc Triều Tiêncó thể cạnh tranh với các nền kinh tế Đông Á thành công như Hàn Quốcvới mức tăng trưởnghàng năm hơn 5% trong vài thập kỷ tới.

Nhưng hiện nay, có nhiều vấn đề trong tình hình Bắc Triều Tiên đáng quan tâm hơn vấn đề kinh tế. Bắc Triều Tiênrơi vào bế tắc trong quan hệ với cộng đồng quốc tế- cộng đồng quốc tếmuốn và đòi hỏi Bắc Triều Tiên phi hạt nhân hóa và trở thành một nước "bình thường". Không sẵn sàng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên phải đối mặt với lệnh trừng phạt kinh tế từ Hoa Kỳ với sự giúp đỡ công khai của cácthành viên trong các tổ chức kinh tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tếvà các tổ chức tài chính khác.

Dù biết rằng, Bắc Triều Tiênkhó có thể tiến hành phihạt nhân hóa, song ít nhất trong tương lai gần, một chiến lượcthích hợplà hết sức cần thiết.Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc, cầnnỗ lực hỗ trợBắc Triều Tiên xây dựng một nền kinh tế cởi mở hơn dựa trên thị trường thông qua mở rộng thương mại và đầu tư, trong khi tiếp tục đối thoạihướng tớimột thỏa thuận vềphi hạt nhân hóa.Theo thời gian,sự thịnh vượng vàkhả năng, xu hướng mởcó thể mang lại những thay đổivềchính trị. Đối vớinhững người dân Bắc Triều Tiênđangchịunhiều đau khổbởihệ thốnghiện tại, một sự thay đổinhư vậy càng hết sứccấp bách.

Mai Hoa dịch. Nguồn: Lee Jong-Wha,Is North Korea Opening for Business?Project Syndicate, 16-1-2014.

Toàn văn tiếng Anh: http://www.project-syndicate.org/commentary/lee-jong-wha-advocates-a-chinese-style-period-of-economic-reform-and-liberalization-in-north-korea

 

 


[1]Giáo sư Kinh tếvà Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hàn Quốc, từng là ChánhVăn phòng Hội nhậpKinh tế khu vựccủa Ngân hàng Phát triển Châu Á,cố vấn cấp caovề các vấn đề kinh tế quốc tếcủacựuTổng thống Lee Myung-bak (Hàn Quốc). 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114529428

Hôm nay

2171

Hôm qua

2304

Tuần này

21701

Tháng này

216124

Tháng qua

0

Tất cả

114529428