Khách mời văn hóa

Phải hiểu Ví, Giặm mới yêu và giữ được Ví, Giặm

[Trao đổi với ông Hồ Mậu Thanh – Giám đốc sở VHTTDL Nghệ An]

Phóng viên: Ngày 17.11.2014 vừa rồi, Ví Giặm nGhệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mọi người rất vui mừng.Ông cũng đã bày tỏ niềm vui của mình với chúng tôi ngay sau khi nhận được tin vui.

Ông Hồ Mậu Thanh: Như đã trao đổi, cũng như mọi người, nhận được tin này, tôi rất vui, rất mừng nhưng cũng rất lo. Tôi cảm nhận thấy hình niềm vui, nỗi mừng và cả nỗi lo trong tôi đều như gấp đôi, gấp ba những người khác. Tôi nghĩ vậy vì những nỗ lực vì Ví Giặm của đồng bào ta, nhất là của các thế hệ cán bộ, nghệ sỹ của ngành văn hóa hai tỉnh Nghệ và Tĩnh trong nhiều năm qua đã được ghi nhận, Ví Giặm đã được tôn vinh xứng đáng với những gì mà nó có, nó xứng đáng. Xứ Nghệ đã có tên trên bản đồ di sản văn hóa thế giới.Ví Giặm đã trở thành một phần của di sản văn hóa nhân loại.Đó là niềm tự hào chính đáng của người xứ Nghệ, cả người đang sống và người đã khuất, của hiện tại và cả trong tương lai.

Phóng viên:Sau niềm vui, niềm tự hào, hình như ông đang nghĩ tới một điều gì đó về Ví , Giặm?

Ông Hồ Mậu Thanh: Từ hôm nghe tin vui, từ trong tiềm thức tôi có một cảm giác, một sự thôi thúc nội tâm mà ban đầu tôi chưa định rõ đó là điều gì. Có thể do xúc động quá chăng?Sau khi định thần lại, bằng lý trí kiểm soát lại cảm xúc, tôi nhận ra mình có nhu cầu tìm hiểu và nhận biết nguồn cội của những niềm vui này.  Tôi thấy mình phải có bổn phận tri ân các thế hệ tiên tổ cha ông đã sáng tạo nên Ví, Giặm và những người đã gìn giữu, nâng niu, phát triển Ví Giặm và đưa Ví Giặm lên đài vinh quang. Về giá trị thẩm mỹ và nhân văn, về đặc trưng âm nhạc và văn hóa, văn học của Ví, Giặm, đã có nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nghệ sỹ  nghiên cứu. Hoạt động sưu tầm, văn bản hóa, bảo tồn và khai thác tài nguyên Ví Giặm trong nhiều chục năm qua đã được các thế hệ người Nghệ Tĩnh kiên trì thực hiện. Tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn là người đi sau, kế tiếp tình yêu và sự nghiệp nghiệp nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Ví Giặm của những người đi trước.Vâng, đúng vậy. Từ trước Cách mạng Táng Tám, các ông Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Chung Anh, Nguyễn Tất Thứ đã chủ động nghiên cứu Ví, Giặm và họ đã có kết quả, có thành tựu. Tiếp theo đó là các ông Ninh Viết Giao, Nguyễn Hưu, Thái Kim Đỉnh và nhiều người khác cũng đã có nhiều tâm huyết và công sức dành cho Ví, Giặm.  Trong hành trình tiếp sức cho Ví, Giặm, trong mấy chục năm qua chúng ta thấy trong đội ngũ còn có thêm rất nhiều người như các ông Nguyễn Trung Phong, Lê Hàm, Vi Phong, Thanh Lưu, An Thuyên, Hồ Hữu Thới, Thanh Tùng…Bên cạnh đó còn có các  nghệ nhân, nghệ sỹ như Đức Duy, …..Đổng, Song Thao, Xuân Năm, Thanh Bảng, Tiến Dũng, Hồng Lựu…và nhiều nghệ sỹ, nghệ nhân khác.

Và tôi thấy, không chỉ là người Nghệ Tĩnh mà còn có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sỹ và công chúng tham gia, đóng góp rất lớn. Ta chỉ nói một khía cạnh phát triển chất liệu Ví Giặm trong các tác phẩm âm nhạc mới cũng đã rất to lớn rồi. Nguyễn Văn Tý, Lê Việt Hòa, Trần Hoàn, Doãn Nho, Đỗ Nhuận, Huy Thục và nhiều nhạc sỹ khác đã gắn bó, gắn liền tên tuổi mình với Ví Giặm. Rồi các nghệ sỹ Thu Hiền, Anh Thơ cũng đã có công rất lớn khi đem Ví,  Giặm đến với công chúng cả nước thông qua các ca khúc phát triển từ chất liệu Ví, Giặm.

Phóng viên:Nếu có thể nói một câu ngắn gọn nhất về Ví, Giặm, câu của ông là gì?

Ông Hồ Mậu Thanh: Là biểu tượng của người Nghệ Tĩnh.

Phóng viên:Tôi xin phép bày tỏ sự đồng tình với quan niệm và cách khái quát của ông.  Ông có thể giải thích thêm về quan điểm của mình.

Ông Hồ Mậu Thanh:Tôi quan niệm Biểu tượng là dấu hiệu được phô bày ra bên ngoài để nhận biết sự sở thuộc của cộng đồng.Từ đó, căn cứ vào sự hiện diện tồn tại, quá trình hình thành, tồn tại và vận động của Ví Giặm, bản chất, các đặc trưng nhân văn và thẩm mỹ của Ví, Giặm, tôi thấy Ví, Giặm chính là biểu tượng của người Nghệ Tĩnh. Tâm hồn, tính cách, phong cách của người Nghệ Tĩnh, ngôn ngữ, lịch sử, tri thức, thế giới quan, cách ứng xử, phong tục tập quán…của người NGhệ Tĩnh đều được thể hiện qua Ví, Giặm, đúng hơn là Ví, Giặm đã phản ánh hết tất cả những sự sở thuộc ấy của người Nghệ Tinh. Đó không không xứng đánglà biểu tượng hay sao?

Phóng viên:Tôi đồng tình với quan niệm, quan điểm của ông. Vậy với tư cách là Giám đốc sở VHTTDL của tỉnh NGhệ An, ông đã có suy nghĩ gì về một tầm nhìn chiến lược cho việc bảo tồn, phát huy và phát triển Ví, Giặm trong hiện tại, và tương lai?

Ông Hồ Mậu Thanh: Không suy nghĩ về điều này thì tôi suy nghĩ về cái gì, việc gì khi là giám đốc sở VHTTDL.  Nói vậy để tôi tự khẳng định trách nhiệm của mình với công việc này.Mà không phải chỉ có tôi nghĩ đâu. Trước tôi, các bậc tiền nhiệm lãnh đạo ngành văn hóa của Nghệ Tĩnh, của Nghệ An, của Hà Tĩnh như các bác, các anh Trần Nguyên Trinh, Lê Thúc Khang, Nguyễn Trung Phong, Trần Nhật Tiến, Hồ Hữu Thới, Xuân Hoài, Cao Đăng Vĩnh…đã suy nghĩ rất nhiều, đã làm rất nhiều. Có vậy, mới có niềm vui hôm nay.Tôi là người đi sau, sau rất xa.Dẫu là được thừa hưởng thành quả của các bậc tiền nhiệm nhưng tôi nghĩ giờ đây gánh nặng trách nhiệm vẫn chưa vơi mà đang nặng hơn lên vì cuộc sống mới của thời đại mới đang thử thách Ví, Giặm và thử thách chúng ta, thử thách cả cộng đồng người Nghệ nhiều hơn, nặng nề hơn.

Ví, Giặm là sáng tạo dân gian trong lao động của người dân. Môi sinh của Ví, Giặm là môi trường lao động, môi trường làm việc của người lao động, chủ yếu là của nông dân. Bây giờ lịch sử đã sang thời đại mới, thời đại hậu công nghiệp rồi.  Môi trường sống của Ví, Giặm đã thay đổi cơ bản. Trong nhiều năm qua Ví, Giặm gặp khó khăn theo kiểu cá gặp đại hán, thiếu nước để sinh sống. Ví, Giặm đã phải tự thay đổi.tự rèn luyện cho mình khả năng “lưỡng cư”. Đó là cách nói hình ảnh để  chỉ hiện tượng Ví, Giặm  bây giờ từ một thế ứng xử khó khănđã phải có một giải pháp tình thế, đó là tìm kiếm thêm môi trường diễn xướng mới, môi sinh mới. Đó là sân khấu. Và Ví , Giặm, các làn điệu ví , Giặm còn trở thành “khách sang” trong các loại hình âm nhạc mới như ca khúc, nhạc khôn lời, và trở thành “ông chủ” của Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh. Vè phương diện văn học, lời ca của Ví, Giặm hóa thân trong thi ca thời đại qua tác phẩm của các nhà thơ. Trách nhiệm của chúng ta là làm sao, cho dù dười hình thức nào thì cũng phải tạo nhiều điều kiện tốt nhất cho Ví, Giặm tồn tại, hiện diện và tỏa sáng trong đời sống cộng đồng, dù là trong làng, trong nhà hay trên sân khấu, phải làm cho biểu tượng văn hóa đó tồn tại rực rỡ và đằm thắm trong đời sống của người Nghệ Tĩnh.

Phóng viên:Đó là tầm nhìn, nhận thức chung. Vậy cho đến nay ông đã có phác thảo cho những kế hoạch cụ thể nào chưa?

Ông Hồ Mậu Thanh: Nói chưa là không đúng, nói có rồi cũng chưa hẳn. Nói vậy là tôi muốn nói rằng chúng tôi sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện những giải pháp, những kế hoạch dài hơi đã được xác định và triển khai từ trước đến nay như tăng cường sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến Ví, Giặm bằng nhiều cách khác nhau như lưu trữ, tổ chức hoạt độngcác câu lạc bộ, đưa dân ca vào trường học, đưa Ví, Giặm lên sân khấu ca nhạc, kịch hát…

Phóng viên:Theo chúng tôi biết thì đây không phải là những giải pháp mới.

Ông Hồ Mậu Thanh: Đúng thế. Tất cả đều không mới.Vấn đề là chúng ta cần tìm cho ra một cách vận động mới, một nội dung mới, một chất lượng mới, một hiệu quả mới từ các cách làm, các hình thức không mới.Và một điều quan trọng nữa là phải đi tìm một hoặc nhiều cách làm mới có tính khả thi và dự báo kết quả tốt.

Phóng viên:Ông có thể nói rõ hơn?

Ông Hồ Mậu Thanh: Tôi xin đưa ra một  vài suy nghĩ ban đầu. Bắt đầu từ chuyện đưa dân ca vào trường học chẳng hạn. Đây là  ý tưởng hay, chủ trương đúng nhưng tôi đồng tình với nhận xét của nhiều người là còn hình thức, kết quả và hiệu quả chưa cao. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân của nó để biến ý tưởng hay, chủ trương đúng này thành hiện thực tốt. Phải chăng ở lứa tuổi các em, trong điều kiện bị tách ra khỏi không gian cổ truyền của những câu Ví, câu Giặm thì sẽ không hiểu được cặn kẽ nội dung của câu hát, không hiểu mình hát gì. Nếu vậy các em sẽ không hề có cảm xúc gì khi học hát và khi hát.Nếu vậy thì làm sao đọng lại trong tâm hồn các em được.cái gố là ở chỗ đó. Vậy phải khắc phục như thế nào trong bối cảnh mới của đời sống xã hội, của trường học. Phải chăng chúng ta cần phải có một bài viết, một câu chuyện kể để mô tả, dẫn giảng về môi trường ra đời của câu hát để các em hiểu được nội dung của câu hát và mình nhập được vào tâm hồn mình tâm trạng của người hát là tiền nhân của mình. Phải đưa cả một không gian văn hóa của mỗi câu hát đến với các em thì mới có thể thành công khi đưa dân ca vào trường học. Muốn vậy, ta phải thay đổi,cải tiến cách làm mấy lâu nay theo hướng công phu hơn, cụ thể hơn. Tôi nghĩ vội vậy vì quả thực tôi chưa có điều kiện suy nghĩ cho sâu sắc hơn, cụ thể hơn.

Phóng viên:Thế còn các câu lạc bộ dân ca?

Ông Hồ Mậu Thanh: Tôi nghĩ là hoạt động này cũng cần phải khảo sát và nghiên cứu để có cách tổ chức và hoạt động thiết thực, hiệu quả hơn. Tôi có nghe nói có nhiều câu lạc bộ hữu danh vô thực, có câu lạc bộ nhưng hoạt động chưa có hiệu quả, chủ yếu là để báo cáo thành tích. Nếu với con số hàng trăm câu lạc bộ như báo cáo thì tôi tin chăc rằng diện mạo Ví, Giặm của chúng ta phải sôi nổi, sinh động hơn nhiều. Cải tiến như thế nào?Muốn trả lời câu hởi này phải có thời gian để khảo cứu, để tìm ra những cách thích hợp.Khó.Chắc là khó.Nhưng tôi tin là làm được nếu chúng ta thực tâm, kiên trì, dụng công vì dân ta vẫn còn thích hát, thích nghe Vó, Giặm.

Nhưng quả thực, điều tôi trăn trở nhất chính là xác định như thế nào cho đúng cái thế tồn tại của Ví, Giặm một cách khách quan nhất để có lối ứng xử, cách ứng xử phù hợp và có hiệu quả nhất. Đối với văn hóa không thể cưỡn ép, áp đặt được.Tự cưỡng ép, tự áp đặt lại càng nguy hại.Chúng ta không thể hô hào suông một cách duy ý chí mà phải bắt đầu tìm hiểu quy luật tồn tại, vận động của nó để có các giải pháp phù hợp.

Phóng viên:Đúng vậy. Tôi rất lấy làm lạ là có cả một bài báo khoa học về trang phục của Ví, Giặm. Nếu cứ theo kiểu nghiên cứu đó thì chỉ có làm mất Ví, Giặm chứ không thể bảo tồn và phát triển dduwwocj Ví, Giặm. Thưa ông, ông có hy vọng nhiều  về môi trường sân khấu của Ví, Giặm?

Ông Hồ Mậu Thanh: Tôi tin vì tôi nghĩ rằng đó sẽ là môi trường quan trọng trong tương lai của Ví, Giặm.

Phóng viên:Ông có nghĩ rằng sân khấu, ca nhạc cũng như kịch, là chuyên nghiệp, là của các nghệ sỹ chứ không phải của những người dân, sân khấu chứ không phải là đồng ruộng, sông nước. Nguwoif sỹ khi lên sân khấu là thể hiện theo bài bản chứ không phải Ví, Giặm trong môi trường diễn xướng cổ truyền của nó để cho người dân có thể tự sáng tạo ra tác phẩm, tự biểu diễn để tự thưởng thức hoặc cùng thưởng thức. Như vậy, Ví, Giặm, nêu lên sân khấu là đi ngược lại nguyên lý tồn tại, nguyên lý sáng tạo và tiếp nhận của nó.

Ông Hồ Mậu Thanh: Tôi biết điều đó. Và tôi biết tất cả các loại hình sân khấu chuyên nghiệp từ xưa đến nay đều bắt đầu từ con số không. Có nghĩa là nó đều bắt đầu từ chính cuộc sống của các chủ nhân của nó. Nó trở thành sân khấu chuyên nghiệp như thế nào là con đường đi riêng của mỗi loại hình, phụ thuộc vào căn cốt văn hóa của mỗi cộng đồng. Với Ví, Giặm, tôi nghĩ cũng căn theo quy luật đó. Chúng ta đã có quá trình nghiên cứu rất công phu về việc này.Nhưng câu chuyện vẫn còn ở phía trước.Còn rất nhiều chuyện để làm tiếp.Ví dụ, đưa Ví, Giặm lên sân khấu để thành Kịch hát Ví Giặm là đưa cái gì lên?Phát triển từ cái gì để nó trở thành ngôn ngữ của một kịch chủng? Âm nhạc hay văn chương hay là cái gì của Ví, Giặm đê tạo nên và giải quyết tình huống trong kịch chủng này? Cái gì là “từ khóa”, cái gì là “mặc định” trong một vở kịch hát Ví, Giặm?Điều này chúng ta chưa làm rõ được nên phải tiếp tục.các bác, các anh đi trước tiếp tục làm. Chúng tôi đi sau cùng học, cùng làm với các bác,các anh chị đi trước. Nếu tự tin và kiên trì, tôi nghĩ là chúng ta sẽ thành công trong việc đi tìm cho Ví, Giặm một không gian tồn tại mới.

Phóng viên:Những điều chúng ta vừa nói chính là lộ trình chuyên nghiệp hóa dân ca, chuyên nghiệp hóa Ví, Giặm.

Ông Hồ Mậu Thanh: Tôi nghe nói các vở opera của sân khấu châu Âu cũng tiếp thu rất nhiều từ dân ca.

Phóng viên:Đó là lộ trình phát triển từ âm nhạc dân gian đến âm nhạc hàn lâm.

Ông Hồ Mậu Thanh: Thì ta cũng đang đi trên con đường đó. Tất nhiên, đường vô xứ Nghệ thì quanh quanh, và nhờ đó mới thấy “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Ý tôi muốn nói là cái cơ địa văn hóa của ta khác, Ví, Giặm của ta cũng khác với dân ca của họ nên chúng ta phải có con đường đi riêng của mình, có cái giống họ, có cái không giống họ. Hay là lâu nay ta đã thực hành và bàn đến nhiều là việc tiếp thu các đặc điểm, các giá trị âm nhạc của Ví Giặm trong sáng tạo các tác phẩm âm nhạc. Chúng ta đã làm được nhiều việc. Nhiều tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng Ví, Giặm đã tạo ra sự sống mới, sức sống mới cho Ví, Giặm và tin chắc là nó sẽ tồn tại dài lâu với thời gian. Vậy là, trên sân khấu ca nhạc có thể không hiện diện Ví, Giặm nhưng âm hưởng của nó, thông điệp âm nhạc của nó vẫn tồn tại và đến với cộng đồng trong hình thức mới.Tôi thấy đây là một không gian sinh tồn khả hữu của Ví, Giặm, một môi sinh mới đầy khả quan của Ví, Giặm.Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nghiên cứu đẻ làm chủ không gian này, tạo ra một dấu ấn riêng, một phong cách riêng, đặc trưng riêng. Hay nói cách khác là tạo ra một dòng nhạc phát triển từ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Có lẽ đây là điều cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh của Ví, Giặm và của chúng ta hiện nay. Đó là một cách tồn tại mới bên cạnh các hình thức bình cũ rượu mới như soạn lời  mới cho Ví, Giặm.

Phóng viên:Có nghĩa là, theo ông, chúng ta cần rà soát lại tất cả công việc mà chúng ta đã là bấy lâu nay.

Ông Hồ Mậu Thanh: Đúng vậy. Nhưng tôi nói rõ, rà soát lại là để xác định cái gì đã làm rồi, cái gì chưa làm, kết quả ra sao để tiếp tục các công việc, tiếp nhận và phát huy các kết quả của giai đoạn trước, của những người đi trước, tìm ra những cách làm mới, phù hợp, có kết quả nhằm phù hợp với bối cảnh mới và những diễn biến mới.

Phóng viên:Nếu nói ngắn gọn trong một câu, theo ông nhiệm vụ sắp tới quan trọng nhất của ngành văn hóa, và cả cộng đồng, đối với Ví, Giặm là gì?

Ông Hồ Mậu Thanh: Đây là một vấn đề khó. Tôi nghĩ, nó là chìa khóa mở ra hướng đi cho thời gian tới. Tôi lại phải nói thật là chưa có sự chuẩn bị kỹ và chưa có sự thống nhất với những người có trách nhiệm và  kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, theo tôi, việc quan trọng hất là phải nghiên cứu và xác định cho ra một mô hình lý thuyết cho công cuộc khó khăn này. Từ bản chất, đặc trưng, từ thực tiến tồn tại của Ví, Giặm, từ thực tiễn, kinh nghiệm, két quả nghiên cứu bảo tồn, phát triển Ví Giặm trong nhiều năm qua, chúng ta cần nghiên cứu xác lập và giải quyết các vấn đề liên quan trên cơ sở các lý luận về văn hóa học, sử học, văn học,  nghệ thuật học, mỹ học…Nếu không nghiên cứu định hình một khung lý thuyết thì chắc chắn kết quả thực hiện trong thực tiễn sẽ không cao, nếu không nói thậm chí còn đi sai hướng. Tôi nói, ví dụ, đưa dân ca vào trường học, phải giải quyết trước tiên về lý luận, lý thuyết. Nếu không xác định được dạy cái gì, dạy như thế nào, ai dạy, dạy cho ai thì chúng ta sẽ lúng túng, bị động thậm chí đi sai nguyên lý giáo dục và sai cả quy luật tồn tại của folklore là trao truyền, truyền dạy chứ không phải đào tạo có tính chất trường quy, chuyên nghiệp, chẳng hạn.

Nguyên lý là thực tiễn đến lý thuyết, quay về thực tiễn. Trong trường hợp này, chúng ta đã có thực tiễn, có kinh nghiệm bước đầu, bây giờ cần tăng cường và khẩn trương định hình, xác lập các mô hình lý thuyết, xây dựng cho nó một cơ sở lý luận để tiếp tục đưa vào thực tiễn, vận dụng vào thực thực tiễn.

Phóng viên:Vậy theo ông, đâu là điều kiện phải có để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bảo tồn, phát huy và phát triển Ví, Giặm?

Ông Hồ Mậu Thanh: Tiền bạc, thời gian, cơ chế, chính sách, nhân lực…đều là những yếu tố cần. Nhưng theo tôi, điều trước tiên là phải biết được cái hay, cái đẹp, cái quý của Ví, Giặm. Có biết được điều đó mới có thể yêu được ví, Giặm và từ đó yêu cha ông mình, quý trọng cha ông mình đã sáng tạo và lưu truyền Ví Giặm cho hậu thế.Có tình yêu, có sự hiếu để mới có quyết tâm, có tâm huyết để gìn giữ của quý của cha ông truyền lại.

Phóng viên:Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này. Chúc hai tỉnh và ngành văn hóa hai tỉnh sẽ tổ chức thành công lễ đón nhận quyết định vinh danh Ví, Giặm của UNESCO.

Vĩnh Khánhthực hiện

 

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528675

Hôm nay

256

Hôm qua

2275

Tuần này

2948

Tháng này

215371

Tháng qua

0

Tất cả

114528675