Khách mời văn hóa

Tinh thần kẻ sĩ của các danh nhân đã chinh phục và sai khiến tôi sáng tạo

Lời Tòa Soạn: Nhân dịp nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng ra Nghệ dựng tượng nhà văn hóa Cao Xuân Dục, tạp chí Văn Hóa Nghệ An đã được đón ông làm khách. Mặc dù đã có quan hệ từ lâu nhưng câu chuyện trong chuyến làm khách lần này, chủ và khách lại nói nhiều về sự tỏa sáng của tinh thần danh nhân trong điêu khắc Phạm Văn Hạng.

Phan Văn Thắng (PVT): Chào ông, tôi rất vui vì được ông nhận lời làm khách của Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Tôi muốn chúng ta sẽ trò chuyện về điêu khắc,về mỹ thuậtvề cuộc đời nghệ thuật của ông.

Phạm Văn Hạng (PVH): Tôi rất vui được làm khách và ra mắt độc giả Tạp chí Văn hóa Nghệ An. Văn hóa Nghệ An là tờ báođã gây cảm tình vớirất đôngbạn đọc, nhất là giới trí thức và nghệ sỹ.

PVT: Ông bắt đầu đến vớiđiêu khắc không phải từ nhà trường, bằng một sự hoạch định tương lai, mà là từ một tình thế của cuộ cđời?

PVH: Đam mê từ bé, phải vượt qua lời nguyền của cha cản ngăn không nên học nghệ thuật. Bởi vậy nên phải học cả đời. Điêu khắc là định mệnh,là nghiệpcủa tôi.

Tôi vào đời cũng bất trắc. May là được vào Trường Mỹ thuật Huế, tiếc là chỉ được một thời gian rất ngắn. Vậy nên, chỉ nhìn, chỉ nghĩ, không dám ước mơ. Phải vác máy ảnh, phải quay phim, viết tin... theo việc của một phóng viên chiến trường.

Ở các chiến trường vùng giới tuyến trong những năm chiến tranh ác liệt, chứng kiến những cảnh chết tan rã bi thương nên tôi đã thực hiện tác phẩm đầu tiên của mình [Việt Nam SOS!] nhưng lại  bằng thịt xương người cùng các mảnh đạn bom, chất liệu chính của đất nước chiến tranh, mong thét lên tiếng thét phản kháng chiến tranh. Trước khi đi dự triển lãm quốc tế Hồng Thập Tự 1970 tại Sài gòn, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đề nghị đổi tên thành “Chứng Tích”. Tác phẩm đã gây ấn tượng không nhỏ trong và ngoài nước. Giáo sư Lịch sử Mỹ thuật Đại học Towson university MD đánh giá: “Đầu thập niên 1970 có người như PVH đã dùng ruột gan của nạn nhân chiến tranh kết hợp thành tác phẩm. Lối làm tác phẩm táo bạo này không thua gì một số họa sĩ Hoa Kỳ trong thập niên 1950-1960. Đây không phải là trường hợp của Pop-art, nhưng hiển nhiên là cách làm nghệ thuật mới... cảm hứng của ông ngẫu nhiên giúp chúng ta nhìn ra chất tinh thần thời đại  “Zeiteist” - Nguyễn Quỳnh.

Rời Quảng Trị vô Sài Gòn, tôi được chọn thực hiện tượng đồng Elexandre De  Rhodes - nhà sáng lập chữ Quốc ngữ đặt tại trung tâm giáo dục Đắc - Lộ. Triển lãm tranh sơn dầu Pháp văn đồng minh hội tôi trình làng bức sơn dầu “Huyền thoại Đông phương” và được một người bạn tặng quà là cuốn tiểu thuyết “Đôi Bạn Chân Tình” của Hesman Hesse. Tôi đọc suốt cả đêm hôm đó và quyết định mình phải làm, phải theo đuổi điêu khắc. Cuốn sách đã bám chặt cả đời tôi và đã bắt tôi phải mang nghiệp dĩ lao lực điêu khắc. Tại triển lãm điêu khắc, hội họa tại hội Việt - Mỹ (1973), để cảm tạ nhà văn Hesman Hesse người thầy chính thức và người bạn trao tặng bắc cầu nghiệp dĩ, tôi trưng bày tác phẩm “Suy Tưởng”. Tác phẩm này đã được lựa chọn đặt tại tiền sảnh Bộ Giáo dục Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, Viện Quốc gia Hành chánh, Ngân hàng và cũng được các nhà sưu tập uy tín quan tâm lưu giữ...

Sau đó, tình thế thay đổi, tôi phải sống đủ nghề từ bán hàng rong, xe đạp thồ, trang trí sân khấu... nhưng vẫn thề trong lòng sẽ cố gắng đến tận cùng để theo đuổi sáng tạo điêu khắc.

Nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Trãi, sử gia Đào Duy Anh gợi ý chủ đề cho tôi làm tượng Ức Trai. (Quên ăn đầy giận cố học sâu thao lược binh thư, xét xưa nghiệm nay tìm hiểu hưng vong mọi lẽ).  Ông Đào Duy Anh cũng đã giới thiệu tôi với các ông Võ Nguyên Giáp, Cù Huy Cận... Báo Xuân Tia Sáng 1980 đã giới thiệu về tôi. Quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng gọi tôi  về giao việc làm tượng Mẹ Dũng Sỹ dựng tại đầu ngõ vào thành phố Đà Nẵng. Với chất liệu từ những viên đạn đại bác giết người, tôi gò hàn thành hình tượng Bà Mẹ một tay đặt vào lòng ngực, một tay hướng ra biển... Không súng đạn, chẳng cường điệu, chỉ là một tấm vải che như đôi cánh gà mẹ giang rộng che chở bày con... Tác phẩm được nhiều cấp lãnh đạo đánh giá ấn tượng mạnh, khai phóng chất liệu, hoành tráng... Khen cũng nhiều và dèm pha không ít. Sau 30 năm vẫn tồn tại. Rồi Nhà đày Lao Bảo Quảng Trị, Đài Liệt sỹ tỉnh Thừa Thiên Huế... Tôi đã an nhiên và lặng lẽ gắn bó với nghiệp của mình bằng các tác phẩm. Nghiệp nuôi được nghề bằng sức vóc mồ hôi và sự lao lực nghĩ suy.

PVT:Kể ra thì con đường sự nghiệp của ông cũng không phải là quá chông gai. May mắn là ông đã gặp được những con người có tâm hồn đồng cảm. Ông đã bắt đầu cuộc đời của mình bằng nghiệp báo, và tồn tại vớiđời bằng sự nghiệp điêu khắc.Ông có thấy mối liên hệ nào không giữaBáo chí và Điêu khắc?

PVH: Tôi cho rằng trường hợp Việt Nam SOS hay là Chứng tích là một dẫn chứng về mối liên hệ vô cùng gắn bó giữa báo chí và điêu khắc. Nếu không thu nhận sự hiểu biết từ nghề báo thì chắc chắn tôi không thể có cảm xúc và vốn sống để có tác phẩm đầu tay, tác phẩm quyết định cuộc đời tôi được. Để có tác phẩm gây tiếng vang này chính là nhờ nghề báo. Báo chí đòi hỏi sự nhạy bén qua cách nhìn trách nhiệmđã giúp cho sáng tạođiêu khắc mang dấu ấn,dễ loan truyền đó đây.

PVT: Giá trị nào là mẫu số chung giữa điêu khắc và báo chí?

PVH: Trong mọi lĩnh vực nghệ thuật đều có sự tương tác lẫn nhau dù điêu khắc, hội họa thầm lặng thông qua thị giác để cảm nhận,nghệ sỹ luôn có sự gởi gắm qua hình khối trướcánh sáng. Báo chí lại có quyền loan tỏa nhanh chóng qua nhậnđịnh của lý trí,điêu khắc thìở một chốn nơi thông qua sự sống của chất liệu. Báo chí luôn theo văn minh công nghệ và tinh thần của ngòi bút... Tựu trung vẫn tôn tạo ước mơ Chân - Thiện - Mỹ

PVT: Hình như ông quan tâm nhiều và thành công hơn ở  mảng đề tài danh nhân..?

PVH: Câu hỏi rất ngắn nhưng đã đụng đến tâm khảm lao lựccủa tôi. Với tôi, khi thể hiện chân dung là một hình thức, một phương tiện, và còn là khoảng thời gian, không gian để tiếp cận, tiếp xúc và “giao lưu”, tâm tình với nhân vậtđó; Để tôi tìmbiết vàhiểu những khoảngtối,những nỗi đau của nhânvật... Không có chân dung nào không đầy suy tư trước bão giông của thờiđại,bão giông của tâm hồn. Đó làsử gia Đào Duy Anh với gương mặt suy tư,là nhạc sỹVăn Caosâu thẳm, xa vời như những nốt nhạc sang trọng của ông... Tôi muốn nói một câu gìđó...nhưng nghẹn lời. Trong điêu khắc của tôi, Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, chỉ còn xương bọc da,nên đã có thơ tặng: “La Hán vụng tu chưa hết nợ”.  Thi sỹ Trần Dầnđanh thép nhưđá tảng.Tác giả Màu tím hoa sim Hữu Loan thì quyết liệt, bất cần[....]. Rồi Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, Bác sỹ Phạm Biểu Tâm,Nguyễn Ngọc Lan sầu não... Trên từng gương mặt của họ khi thể hiện qua điêu khắc đều mang niềm phiền muộn của người tri thứccủa một thời chưa xa... Nói đến đây chắc anh hiểu ra rằng vì sao tôi nằng nặc đòi anh dẫn đi viếng mộ cụ Hoàng Xuân Hãn ở Đức Thọ.

PVT: Những danh nhân nào đã đem lại cho ông cảm xúc sâu sắc nhất khi dựng hình ảnh họ bằng nghệ thuật điêu khắc?

PVH: Năm 1971, tôi được đặt hàng tạc tượng đồng Alexandre De Rhodes. Đến năm 2006 ông Võ Văn Kiệt đi Pháp, có gặp nhà văn hóa Hoàng Xuân Hãn. Ông Hoàng Xuân Hãn có đề nghị phục hồi tên đường Alexandre De Rhodes... Trở về, ông Kiệt đã nhắn anh Dương Trung Quốc và tôi đến nhà cùng bàn luận việc thực hiện tượng người có công với nền Quốc ngữ Việt Nam. Chúng tôi đã cùng nhau đặt ravà trao đổi những vấn đề liên quan khi thể hiện tác phẩm... Sau khi lên phác thảo bằng đất sét khi tôi ngỏ ý mời đến xem, ông Kiệt đề nghị việc nghệ thuật dành cho tác giả quyết định. Ông Kiệt bảo: Anh Quốc nên mời thêm một số nhà chuyên môn định lượng tác phẩm. Tác phẩm vừa xong thì ông Kiệt ra đi... Sóng gió không ít... Nay tác phẩm đã dựng trong khuôn viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh tượng Hàn Thuyên. Cả hai tượng đều có kích thước lớn, bằng đá hoa cương ... Tác giả đã cố thể hiện nỗi suy tư của nhà sáng lập chữ viết Việt Nam.

PVT:Có kỷ niệm nào thật sâu sắc nữa không trên con đường tái tạo chân dung các danh nhân, thưa ông?

PVH: Có đấy anh ạ. Đó là hồi tôi được ông Nguyễn Đức Bình lúc đương chức là Giám đốc Học viện Nguyễn Ái Quốc có giấy mời tôi ra để thực hiện dựng tượng của Bác Hồ. Sau gần 30 ngày, gặp gỡ không biết bao nhiêu là giới chức để học hỏi, tham khảo, tôi tự hỏi tại sao nơi đây lại dựng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không phải là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong khi Học Viện mang tên Nguyễn Ái Quốc. Cứ thế, tôi luôn tự đặt mình phải có trách nhiệm sáng tạo, trách nhiệm lương tâm và quyết định đề xuất ở đây nên dựng tượng Nguyễn Ái Quốc, tức là Hồ Chí Minh thời đi tìm đường cứu nước.

Câu chuyện loang ra cả Học viện và đến tai các vị lãnh đạo cao cấp. Tôi đã phải trình bày với từng người như các ông Hoàng Tùng, Đào Duy Tùng, Tố Hữu, Vũ Kỳ... Học viện đi đến một quyết định theo đề nghị của ông Tố Hữu: “Nên tham vấn anh Sáu Thọ”.

Phải đối diện với người lừng danh tranh luận, đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình... tôi đã phải nhiều đêm mất ngủ để chuẩn bị ý tứ, câu chữ trình bày sao cho ngắn gọn mà đầy đủ, lại tránh được lỡ lời thành tai họa.

Giữa hội trường vừa ổn định chỗ ngồi, ông Lê Đức Thọ nghiêm nghị hỏi:  “Có ông nào râu ria ngồi đó...?”.  Ông Nguyễn Đức Bình giới thiệu: Tác giả - người trình bày đề tài.  Ông Thọ đề nghị tác giả báo cáo.

Nhờ đã chuẩn bị kỹ càng, tôi đứng lên trình bày. Lời nói đầu tiên tôi xin cảm ơn những người đã nằm xuống để Đất nước được thống nhất và sau đó đi thẳng vào vấn đề nên dựng tượng Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh.  Đập đã vỡ, nước phải trào... cứ thế tôi trình bày... Tôi nói, chỉ ba chữ Nguyễn Ái Quốc đã mời gọi biết bao nhiêu trí thức, nhân dân cùng chọn lý tưởng yêu nước để chống ngoại xâm... Vóc dáng chàng trai Nguyễn Ái Quốc đủ sức thu hút người nhìn qua nghệ thuật tạo hình điêu khắc và cũng phù hợp ngôi trường mang tên Nguyễn Ái Quốc. Tượng Chủ tịch Hồ Chí MInh có thể đặt bất cứ nơi nào, quảng trường, công xưởng, trường học... nhưng ở đây, theo cảm xúc của người sáng tạo, đề xuất chỉ nên dựng tượng Nguyễn Ái Quốc... Cứ thế tôi trang trải tấm lòng chân thực qua xúc cảm... Vừa dứt lời, ông Lê Đức Thọ rời ghế tiến lên ôm hôn tôi và nói: “Đây mới chính là nghệ sỹ...”. Ông đề xuất Học viện nên mở một hội nghị khoa học lớn để có kết luận. Sau một thời gian, hội nghị khoa học mở ra tại Bộ Xây dựng với các Viện sỹ, Giáo sư, Hội trưởng các hội... Kết luận cuối cùng là làm tượng Chủ tịch  Hồ Chí Minh... Cho mãi đến bây giờ tôi vẫn chưa thôi khát khao có một lúc nào sẽ được dựng tượng Nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn Ái Quốc.

PVT: Chúng tôi chia sẻ khát vọng đó của ông. Thưa ông, trở lại câu chuyện, xin được ông trao đổi kỹ hơn về hai trường hợp, hai nhân vật văn hóa là người xứ Nghệ mà ông đã thể hiện bằng các tác phẩmđiêu khắc, đó là Cao Xuân Dục và Hoàng Xuân Hãn.

PVH: Nghệ Tĩnh là vùng quê của truyền thống yêu nước và học vấn... Khi thể hiện danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục, tôi may mắn từng được tiếp kiến Giáo sư Cao Xuân Huy.  Tôi cũng là bạn vong niên với nhà ngữ học Cao Xuân Hạo, và có nhiều dịp giao lưu với nhiều người khác trong dòng tộc Cao Xuân. Tôi vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ tài năng và đức hạnh của nhà văn hóa Cao Xuân Dục. Đó là một nhân vật lớn trên nhiều chiều cạnh tư tưởng, học thuật và đạo đức. Bởi vậy, khi tác tạo chân dung ông, tôi chú tâm đặc tảđôi mắt sâu thẳm lòng nhân và trí tuệ của ông; cả gương mặt tu mi nam tử chỉ còn lạiđôi gò má cao da bọc xương của một người thao thức trách nhiệm, mang chí nguyện phải trảơn đời bằng con đường giáo dục,phát triển canh tân... Để có gương mặt ấy, tôi đã phải dành gần một năm dài ngẫm suy sáng tạo.

Với Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, tôi ngưỡng mộ ông là một trí thức lớn đã phải sống ở nước ngoài nhưng luôn nghĩ về đất nước. Tôi khâm phục ông qua những bức thư tâm huyết của ông gởi đến chính phủ và bạn bè là các quan chức cao cấp để cầu mong và hiến kế phát triển nền giáo dục, tiến đến công bằng xã hội, dân chủ,văn minh bởi Việt Nam cùng Một Bọc Sinh Thành, về kế sách giữ nước trong bối cảnh mới của thời đại và đất nước.

Cả hai danh nhân này, tôi thấy toát lên những phẩm hạnh lớn lao của các bậc đại trí, đại nhân. Chưa và không bao giờ được gặp mặt nhưng tinh thần kẻ sĩ của các ông đã chinh phục tôi, sai khiến tôi sáng tạo.

PVT:Đó chính là quyền uy của những giá trị văn hóa đích thực. Sự tỏa sáng của giá trị văn hóa từ các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hóa sẽ thúc đẩy các năng lực sáng tạo của cộng đồng. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự năng lực tiếp nhận và khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Điều đó cũng lý giải vì sao hiện nay chúng ta vẫn còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, kể cả tượng chân dung chưa đẹp, thậm chí là xấu, mà có trường hợp tôi phải gọi là thảm họa điêu khắc. Thưa ông, một tác phẩm điêu khắc muốn tự nói về mình hay là chuyển được thông điệp nghệ thuật... phảiđạt được những phẩm chất gì?

PVH:Một tác phẩm điêu khắc ngoài trời khác với trong nhà. Nhưng dẫu sao, theo quan niệm của tôi thì nó phải lạ; phải thể hiện đượctư duy sáng tạo có tầm tư tưởng để cho nó có khả năng hấp dẫn, cám dỗ được người xem, cám dỗ được công chúng. Nước ta điêu khắc ngoài trời thường do đơn đặt hàng theo nhu cầu giáo dục lịch sử để tuyên truyền nên tác giả khó có thể trao gởi hết tâm tình sáng tạo độcđáo... Theo dòngthờiđại,nghệ thuậtđiêu khắc ngày nay có nhiều cái đã vượt khác cả về quan niệm thẩm mỹ cũng như chất liệu. Về chất liệu chẳng hạn, điêu khắc nay đã cónhiều chất liệu mới như hoá học,ánh sáng,kim loại với các trường phái khác nhau để biểu thị sinh lực của nghệ sỹ và của thờiđại.

PVT: Ngườita hay nói hàng mỹ nghệ,điều đó có nghĩa là gì? Hàng mỹ nghệ có khác với tác phẩm nghệ thuật điêu khắc...?

PVHHàng Mỹ nghệ sản xuất qua công nghệ, tiểu thủ công,khéo tay qua nhiều phiên bản. Điêu khắc là sáng tạo của nghệ sỹ,chỉ độc bản và mang tinh thần tư duy,cảm xúc.

PVT: Thế nào là tác phẩm điêu khắcđẹp?

PVH:Tác phẩm đẹp hay chưa đẹp tùy sự thưởng lãm, vào thẩm mỹcủa người xem.Nhưng nó có chuẩn mực mỹ học phổ quát của nó, đó là Cái Đẹp.

Tôi rất buồn khi giáo dục thẩm mỹ của chúng ta đã hướng đến sự phiến diện, giản đơn và rập khuôn về tư duy nghệ thuật, ít tôn trọng cá tínhkhám phá, sáng tạo.

PVT: Nghệ nhân và nghệ sỹ có gì khác nhau?

PVH:Giống là cùng liên quan đến nghệ thuật. Nhưng, nghệ nhân là người có kỹ thuật quen tay... Nghệ sỹ thì tư duy độc lập và thao tác trách nhiệm... qua cảm xúc

PVT:Theo ông những phẩm chất hàng đầu của nghệ sỹ là gì?

PVH:Nghệ sỹ là người vô cùng nhạy cảm trước mọi sự...; được tinh luyện tâm thức cùng bay bổng trong tự do sáng tạo.Có thể thất bại, nhưng có như thế mới có sựđộcđáo cho, và trong tác phẩm.

PVT:Sau Cao Xuân Dục, Hoàng Xuân Hãn... ông có dự định làm tượng danh nhân xứ Nghệ nào nữa không?

PVH: Xứ Nghệ với tôi là một miền đất thiêng có nhiều người thiêng. Tôi vẫn mong được tiếp tục dựng tượng Nguyễn Ái Quốc. Tôi vẫn còn món nợ mang nặng trên hai mươi lăm năm chưa trả nổi về một nhân vậtở XãĐoài,Hưng Nguyên. Người đó từng viết những bảnđiều trần cầu mong phát triển văn minh đất nước... Từng bị lịch sử nghi oan... nhưng thời gian và lòng người hy vọng không ai xóa bỏ Nguyễn Trường Tộ vĩ Nhân  tốt đờiđẹpđạo... Tôi, điêu khắc của tôi còn nợ xứ Nghệ nhiều lắm.

PVT:Cảm ơn ông về cuộc trao đổi hôm nay. Chúng tôi mong ông sẽ có dịp thể hiện tình cảm và tác phẩm của mình trên quê Nghệ của chúng tôi./.      

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114528737

Hôm nay

2118

Hôm qua

2275

Tuần này

21010

Tháng này

215433

Tháng qua

0

Tất cả

114528737