Góc nhìn văn hóa

Những nhà tình báo thầm lặng có công lớn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định & giải phóng toàn miền Nam, lưới tình báo A.18, A2 và H.63, gồm những nhà tình báo, chỉ huy tình báo tại miền Nam nằm trung tâm đầu não Sài Gòn, đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để Bộ Chính trị & Quân ủy Trung ương chỉ đạo toàn diện các mặt trận, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

 

Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức - người thầy ngành tình báo

Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc) sinh năm 1922 ra tại Thanh Trì, TP Hà Nội. Ông nhập ngũ tháng 5-1949, nguyên là Cục trưởng Cục 12, Tổng cục II- Tổng cục Tình báo - Bộ Quốc phòng, người đảm toàn bộ trách lực lượng tình báo ở phía Nam. Với những dư lượng hiếm có, ông đã lập chiến công xuất sắc & được mệnh danh là một trong những người hiếm của điệp viên tình báo Việt Nam. Trải qua 24 năm hoạt động trong hàng ngũ địch, ông là nhà tình báo lỗi lạc đã thu được nhiều tài liệu, tin tức rất có giá trị của địch cung cấp cho Bộ Chính trị & Quân ủy Trung ương để chỉ đạo các chiến trường.

Thiếu tướng tình báo Đặng Trần Đức ( Ba Quốc)

Với Thiếu tướng Ba Quốc, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, ông đều chú ý phát hiện những bước thăng trầm của kẻ địch, nhất là phân tích, lựa chọn những vấn đề gai góc nhất của đối phương, nhận định tình hình Mỹ, cũng như ngụy Sài Gòn ở những vị trí nhạy cảm nhất, để báo cáo kịp thời.

Ngay nau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, ông Ba Quốc đã theo con đường của địch vào hoạt động tại Sài Gòn. Lúc đầu vào, ông chỉ làm nhân viên kế toán, nhưng với sự nhạy bén chính trị, ông từng bước được tiếp cận & được Trần Kim Tuyến, Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị (tình báo chính quyền Sài Gòn), dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm tin dùng.

Và từ đó, ông Ba Quốc từ chỗ là một nhân viên tình báo ngụy Sài Gòn cấp bình thường, đã lên cao trong chức phụ tá tin cậy của Giám đốc Trần Kim Tuyến. Quá trình này rất khó khăn nhưng ông vượt qua được những cuộc sát hạch bằng máy kiểm tra về nói dối của Mỹ, càng ngày ông càng chiếm được niềm tin của các nhân vật “cộm cán” trong Phủ Đặc ủy Trung ương tại Sài Gòn.

Chính nhờ vị trí quan trọng tại Phủ Đặc ủy Trung ương, mà ông được tiếp cận với nhiều tài liệu đặc biệt quan trọng trong cơ quan tình báo ngụy. Đáng kể là ông khéo léo lợi dụng sơ hở và những mâu thuẫn của chính quyền ngụy để củng cố vị trí, tăng cường khả năng thu thập tin tức, đặc biệt là tin tức quân sự tại các chiến trường miền Nam, mà tại Phủ Đặc ủy Trung ương tại Sài Gòn đang có. Đó là những thông tin về sự đối phó với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ngay sau cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, cũng như thông tin về mặt trận Khe Sanh lúc đó, để rồi Mỹ & chính quyền Nguyễn Văn Thiệu biến thành một “Điện Biên Phủ thứ 2” ngay tại Hà Nội những ngày cuối 1973; đồng thời ông còn nắm chính xác và có những dự báo chính xác về nhu cầu cuộc chiến, mà người Mỹ đang có nhiều tính toán để thoát khỏi thế sa lầy ở Việt Nam qua một bức điện Gerald Ford (Tổng thống Mỹ năm 1975) trả lời chính quyền Dương Văn Minh “Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã chấm dứt rồi...”.

Thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc) vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LL VTND vào ngày 6-11-1978 và được Đảng, Nhà nước, Quân đội ta tặng nhiều Huân, Huy chương cao quý khác. Gần đây, khi cuốn sách “Người thầy” vừa ra đời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã gọi ông chính là “Người thầy” của ngành tình báo. Ông đã ra đi năm 2014 trong niềm thương tiếc của gia đình, quê hương và đồng chí, đồng đội.

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ - đứng đầu mạng lưới tình báo H10 - A22

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928, tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nhà Nho hiếu học. Năm 15 tuổi, ông được cha ông đưa vào Huế theo học tại Trường Trung học Thuận Hóa. Tại đây, ông đã được giác ngộ về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng (CM) cho những chặng hành trình ngành tình báo về sau.

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ

Ông tình nguyện vào lính, trở thành “Anh bộ đội Cụ Hồ” vào năm 1947, công tác tại thị đội thị xã Thái Bình và tại đây, ông được kết nạp Đảng ngày 20-6-1947. Vào năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ mang tên bí mật Vũ Ngọc Kép, có mặt trong đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình đi dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì. Cũng tại đây, Vũ Ngọc Nhạ đã nhận nhiệm vụ quan trọng do chính Bác Hồ & Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao: “Nhiệm vụ của chú là phải bằng mọi cách để biết được Mỹ đang làm gì, Mỹ sẽ làm gì và Mỹ đã làm gì”. Lời căn dặn của Bác Hồ khi vào ngành đã thấm vào lòng ông. Như thế, từ năm 1952, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là Đỗ Mười, ông đã được ông Trần Quốc Hương tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới công giáo, tại Sài Gòn & miền Nam.

Tại các trung tâm mà sĩ quan, các tướng lĩnh cao cấp ở Sài Gòn hay lui tới, với sự thông minh ham học hỏi, nghiên cứu, ông đã hiểu sâu sắc mọi vấn đề về quân sự, kinh tế, tôn giáo, ngoại giao… Ông được tổ chức chỉ đạo “luồn cao” và đã trở thành một nhân vật của gia đình họ Ngô với vai trò là cố vấn cho Ngô Đình Diệm; đồng thời, ông còn là một nhà báo có tài. Những năm 1960, Vũ Ngọc Nhạ đã rất nổi tiếng trong giới báo chí đô thành. Lúc này, Báo chí Sài Gòn & nhiều tờ báo lớn ở các nước phương Tây, thường nhắc đến ông với những câu chuyện bí ẩn, với sự thán phục.

Từ Dinh Độc Lập, nhà tình báo chiến lược Vũ Ngọc Nhạ đã thiết lập nên mạng lưới tình báo H.10 - A22, tập trung những người cộng sự là người có địa vị cao trong bộ máy chính quyền Sài Gòn lúc. Tuy thế, ông đã trải qua một thời gian bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam và sau đó, từ mưu trí và dũng cảm đã thực hiện thành công kế hoạch “chui sâu, leo cao” vào bộ máy chính quyền Sài Gòn. Chính ông là người đã báo cho Trung ương về các chiến lược quan trọng của Mỹ và ngụy Sài Gòn về: “Xây dựng ấp chiến lược”, “Kế hoạch Stalay Taylo”, “Kế hoạch bình định nông thôn”, “Kế hoạch phượng hoàng”, “Kế hoạch đổ quân của Mỹ”. “Sách lược chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Tất cả những tài liệu tối mật này, qua ông đã về tới Quân ủy Trung ương & Bộ Quốc phòng, giúp Trung ương nắm rõ và chỉ đạo kháng chiến thành công. Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ cùng các cộng sự thân tín trong mạng lưới tình báo H10-A22 đã chiến đấu mưu trí, dũng cảm trên mặt trận không tiếng súng giữa lòng địch, làm nên một huyền thoại kỳ diệu trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Sau ngày giải phóng, lưới tình báo H.10 - A22 do ông chỉ huy, đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND.

 

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn - nhà báo & nhà tình báo chiến lược ngay trong lòng địch       

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (tên thật Trần Văn Trung - Hai Trung) sinh ngày 12-9-1927 tại Biên Hòa - Đồng Nai, trong một gia đình viên chức. Ông đã tham gia phong trào học sinh - sinh viên ở Sài Gòn và đỉnh cao là tham gia tích cực vào phong trào Trần Văn Ơn và giác ngộ CM từ sớm.

Lúc ông còn khỏe mạnh ở tại căn nhà ở đường Lý Chính Thắng, tại địa bàn Quận 3, gần VP Trung ương Đảng phía Nam, chúng tôi được ông cho biết, duyên cơ mà ông đến ngành tình báo, cũng rất bất ngờ. Đó là lúc chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch tuyển ông vào chiến khu D nhận nhiệm vụ hoạt động tại trung tâm đầu não quân sự của địch ở Sài Gòn, để nắm được ý đồ chiến lược về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế của thực dân Pháp & đặt tên mới là Trần Văn Trung thay tên Phạm Xuân Ẩn.

Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Với “mác” là một công chức, dân học từ trường Tây về, ông có giấy khai sinh do Pháp cấp và là con của một cựu trắc địa sư tên tuổi thân Pháp, nên đã trở thành nhân viên tham mưu đáng tin cậy tại Bộ Chỉ huy Quân đội Liên hiệp Pháp.

Sau Hiệp định Génevè 1954 được ký kết, ông trở thành “cộng sự” thân thiết của phái bộ quân sự Mỹ tại Sài Gòn (Sài Gòn Military Mission) và được cố vấn quân sự Mỹ đề nghị tham gia soạn thảo các tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần…, để xây dựng quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời điều rất quan trọng là Trần Văn Trung còn được giao hợp tác với Mỹ, lựa chọn những sĩ quan trẻ có triển vọng để đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau là Tổng thống.

Tháng 10-1957, để có thể đi tới nhiều nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực, nhằm thu thập các tin tức tình báo nhanh chóng và chính xác nhất, Phạm Xuân Ẩn đã được cử sang Mỹ học ngành báo chí tại California từ 1957-1959. Đây là cơ hội hiếm có để ông tiếp thu kiến thức và tiếp cận với các cơ quan đầu não của địch, nhằm thực hiện nhiệm vụ tình báo chiến lược sau này.

Sau khi trở về nước, Trần Văn Trung (Phạm Xuân Ẩn), được mời làm phóng viên cho hãng thông tấn Reuters (Anh) và các báo khác của Mỹ, như: NewYoc, Timer... Do có quan hệ rộng với các cơ quan quân sự, tình báo, thông tin Mỹ, cùng quan chức cao cấp của Phủ Tổng thống, Tổng nha Cảnh sát quốc gia, Bộ Tổng tham mưu… các tướng, tá của chế độ Sài Gòn hết sức quý trọng ông. Cùng “vỏ bọc” là phóng viên tuần báo Time của Mỹ và danh nghĩa là “người của CIA”, Phạm Xuân Ẩn đã có được nhiều nguồn tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và kể cả cơ quan tình báo Mỹ CIA. Những tin tức và phân tích tình báo ông được gửi bí mật gửi cho Trung ương Cục miền Nam thông qua mạng tình báo H63, sau đó gửi cho Bộ Chính trị & Quân ủy Trung ương. Phạm Xuân Ẩn đã gửi về căn cứ và lãnh đạo tổng cộng 498 báo cáo, tài liệu nguyên gốc được sao chụp, các thông tin nhận được về tình hình đang diễn ra của Mỹ - Ngụy - ông chia sẻ, khi tuổi đời lúc đó đã gần 80.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441717

Hôm nay

2117

Hôm qua

2317

Tuần này

21621

Tháng này

216891

Tháng qua

112676

Tất cả

114441717