Hình hài thư viện xã
Theo báo cáo của huyện Nghi Lộc, trong 30 xã, thị trấn, có 8 thư viện, 9 phòng đọc sách đang hoạt động. Thực chất hệ thống thư viện, phòng sách xã này đang hoạt động như thế nào?
Hình hài thư viện xã
Theo báo cáo của huyện Nghi Lộc, trong 30 xã, thị trấn, có 8 thư viện, 9 phòng đọc sách đang hoạt động. Thực chất hệ thống thư viện, phòng sách xã này đang hoạt động như thế nào?
Thư viện xã Nghi Long có một phòng máy gồm 5 máy vi tính nối mạng nằm ngay trong dãy trụ sở UBND xã là do được thụ hưởng dự án “nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và truy cập Internet công cộng ở Việt Nam” tại các vùng nông thôn do quỹ Bill-Gates (Hoa Kỳ) tài trợ. Nhưng từ khi có các máy tính này, lại thiếu phòng làm việc nên thư viện sách báo in tạm xếp lại. Gần 900 bản sách (do thư viện tỉnh, huyện cấp từ năm 2009 tới nay) được đóng vào bì, hộp giấy. Hoạ hoằn có ai đó mượn thì cán bộ văn hoá - người quản lý, phải lục tìm phục vụ.
Thư viện của xã Nghi Thái cũng chỉ là một phòng máy vi tính nối mạng thuộc dự án trên bắt đầu hoạt động từ năm 2012, với một phòng nằm trong dãy phòng làm việc của trụ sở UBND xã. Số vốn sách của thư viện xã Nghi Thái chỉ khoảng trên 100 bản cũng tạm xếp lại vì đang chờ xây phòng. Đối tượng chính của cả hai phòng máy này là cán bộ xã, học sinh và giáo viên địa phương. Người dân rất ít khi lui tới vì chưa có khả năng và thói quen khai thác dịch vụ này cũng như một số bất tiện kèm theo: phòng nằm ngay trong khu làm việc của UBND xã; giờ mở cửa không thường xuyên... Khi sử dụng phòng máy, các nhà trường buộc phải điện thoại trước để cán bộ văn hoá xã - người quản lý, bố trí mở phòng, bởi trực thường xuyên là điều không thể khi một chuyên trách văn hoá đang phải đảm đương mọi hoạt động văn hoá, thông tin và thể thao của địa phương.
Các xã Nghi Ân, Nghi Trường, Nghi Hợp v.v... tuy trước phòng có đề biển Thư viện rất hoành tráng, nhưng thực chất chỉ là một cái phòng nhỏ hoặc nằm riêng biệt hoặc là một phòng của trụ sở UB xã, bên trong gần giống như một cái kho. Thư viện xã Nghi Ấn có một cái tủ, không bàn ghế, một loạt công báo được để bên trên những cái hòm phiếu, vài ba cái biển chữ để lộn xộn. Thư viện xã Nghi Trường là một căn nhà nhỏ độc lập đi kèm với phòng truyền thanh, được xây dựng năm 2007, bên trong có một cái tủ trong đó chứa một loạt công báo và vài ba chục cuốn sách về chăn nuôi trồng trọt. Chìa khoá do bảo vệ giữ, hiện chưa có người trực thư viện. Thư viện xã Nghi Hợp có phòng riêng với diện tích khoảng 30m2, thành lập năm 2011, có giá sách với hai bộ bàn ghế, và vốn sách... chỉ có khoảng trên 50 bản được đưa từ tủ sách pháp luật sang và một ít của văn phòng uỷ ban. Các thư viện xã khác, qua tìm hiểu thực tế chỉ là những tủ sách pháp luật do bộ phận tư pháp quản lý với vài ba chục cuốn sách về pháp luật chủ yếu phục vụ cho cán bộ tư pháp, cán bộ xã.
Có tên... nhưng thiếu sách
Chỉ có thể được coi là một thư viện cơ sở khi đáp ứng 4 tiêu chí: vốn sách từ 1.500 bản trở lên (đối với vùng đồng bằng), có trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng; người quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ; kinh phí bảo đảm cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển. Thực tế ở các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện nay, để đáp ứng đủ được mọi tiêu chí trên quả là rất khó. Tuy nhiên, dù không đáp ứng được hoàn toàn như tiêu chí thì cũng phải đạt một mức tương đối nào đó mới có thể gọi là thư viện. Qua khảo sát thực tế ở Nghi Lộc chỉ có hai xã Nghi Long và Nghi Thái đang thụ hưởng dự án tài trợ của Bill - Gate là có phòng máy vi tính nối mạng hiện tại hoạt động tương đối ổn định, có độc giả ra vào, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc luyện khả năng sử dụng máy vi tính và khai thác những thông tin cần thiết trên mạng như mục tiêu của dự án, chứ không có kho dữ liệu của thư viện điện tử, 6 xã còn lại thực chất chỉ là tủ sách hoặc tủ sách pháp luật. Về trụ sở một số xã đã có một cái phòng, nhưng vốn sách - một yếu tố cơ bản và quan trọng của thư viện, còn quá nghèo nàn. Ngay cả yêu cầu đối với một tủ sách cũng chưa đạt.
Tất cả cá thư viện nói trên đều chưa có nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên; Phần lớn là cán bộ văn hoá, văn phòng, tư pháp…kiêm nhiệm và tất cả họ đều không có nghiệp vụ gì về thư viện, thậm chí chưa qua một đợt tập huấn. Vốn sách quá nghèo tới mức may còn có xã Nghi Long vượt lên đến con số 900 cuốn, còn lại các xã chỉ vẻn vẹn dăm ba chục bản sách. Chuyện kinh phí bổ sung sách hàng năm càng nan giải vì đã nhiều năm nay gần như các địa phương đều không thực hiện mục này, kinh phí mua sách như là một điều xa xỉ!? Vốn sách có được ban đầu đa phần là xin của Thư viện tỉnh và một phần rất nhỏ của thư viện huyện. Và có lẽ, do không có nhu cầu về sách, hoặc tủ sách chỉ hiện diện để cho có hình, có tên, nên việc luân chuyển sách từ thư viện huyện về cơ sở và giữa các cơ sở để làm phong phú vốn sách đã không được thực hiện (ngoại trừ một lần trong năm 2012 thư viện huyện chuyển cho tủ sách dòng họ Nguyễn Duy ở xã Nghi Công Nam). Bởi thế, các tủ sách này đều hoạt động rất èo uột.
Với những thư viện, tủ sách quá nghèo nàn và bất cập về thứ như vậy nên người dân cũng chẳng mặn mà tìm đến bởi không có gì nhiều trong đó những điều mà người ta cần.
Trong báo cáo của BCD phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tỉnh, qua 10 năm (2002-2012) triển khai thực hiện đề án xây dựng thiết chế VH,TT-TT cơ sở, toàn tỉnh đã có được 335/480 thư viện, tủ sách xã (đạt 69,8%) . Từ kết quả khảo sát ở huyện Nghi Lộc, thiết nghĩ cần có một cuộc khảo sát trên diện rộng để đánh giá đúng hiện trạng của hệ thống thiết chế này, trên cơ sở đó có những điều chỉnh về nhận thức, kế hoạch và xác lập các giải pháp cụ thể, có hiệu quả để thực sự có một hệ thống thư viện cơ sở cấp xã phường. Và trước tiên là kiểm định lại mức độ chính xác của các báo cáo để ngăn ngừa bệnh thành tích hoành hành .
227
2315
21178
220114
121356
114513241