Dạo quanh một vòng thịtrường sách ở TP Vinh, điều dễ nhận thấy là tình trạng kinh doanh ế ẩm và vi phạm bản quyền tràn lan.
Dạo quanh một vòng thịtrường sách ở TP Vinh, điều dễ nhận thấy là tình trạng kinh doanh ế ẩm và vi phạm bản quyền tràn lan.
Đường Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh) là một địa chỉcó nhiều hiệu sách nhất TP Vinh. Dạo quanh một vòng các hiệu sách, thấy các tiệm đều vắng người mua, buôn bán ế ẩm. Ông Nguyễn Hoàng Hân, chủ nhà sách LT3, số 120 đường Nguyễn Văn Cừ than thở: “Sách bây giờ ế lắm, buôn bán chỉ có tính chất cầm cự, nhiều khi phải chấp nhận bán lỗ”. Khai trương cách đây hơn 4 năm, hiệu sách LT3 có mặt bằng đẹp, nhiều sách hay nên thu hút đông đảo người yêu sách, kinh doanh rất phát đạt. Có những khách hàng mua đến hàng triệu tiền sách, xe đạp, xe máy dựng đầy trước vỉa hè. Nhưng một hai năm trở lại đây, khách vắng hẳn, lượng sách bán ra rất ít. Chỉ vào tập sách truyện thiếu nhi còn chất đầy trên giá, ông Hân nói: “Trước đây thì những sách dạng này đều đã được các em mua hết, còn bây giờ thì cứ để mãi đấy, ai mua dưới giá thành tôi cũng bán, chiết khấu thường từ 30-50% giá bìa. Chúng tôi ít nhập sách mới, bởi vì không bán được, nhiều cuốn phải gửi trả lại đại lý”, ông Hân nói. Trước tình cảnh kinh doanh sách ế ẩm, ông chủ tiệm sách LT3 cũng đã tính đến phương án giải nghệ.
Cách đây vài năm, dọc đường Nguyễn Văn Cừ có hàng chục tiệm sách báo, đến thời điểm hiện tại chỉ còn 3 tiệm, nhưng vẫn rất ít khách hàng. Vào xem một hiệu sách tại số 196 Nguyễn Văn Cừ, chúng tôi thấy hầu hết là sách bài tập, sách giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho HSSV; sách khoa học, văn hóa chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nhân viên phụ trách tiệm sách cho biết hầu như ít người mua sách truyện, sách văn hóa; còn những sách tài liệu tham khảo dành cho HSSV cũng chỉ bán được vào đầu năm học hoặc gần thời điểm ôn thi, những thời gian khác bán cầm chừng.
Dọc các tuyến đường bao quanh trường ĐH Vinh (Bạch Liêu, Phạm Kinh Vĩ, Nguyễn Văn Trỗi) cũng có một số tiệm sách, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là giáo trình, tài liệu tham khảo dành cho SV, nhiều tiệm sách xếp tràn ra tận mép vỉa hè. Tất cả các tiệm này đều rất vắng khách, buôn bán cầm chừng.
Nhà sách Bắc Miền Trung nằm tại một vị trí rất đắc địa, mặt tiền đường Lê Mao giao nhau với đường Minh Khai, Đinh Công Tráng, có mặt bằng rộng, đầu sách phong phú và nhiều mặt hàng văn hóa phẩm. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, tình hình kinh doanh của nhà sách hết sức ế ẩm. Lượng người đến giao dịch hết sức thưa thớt, chỗ để xe phía trước vắng hoe. “Nói chuyện buôn bán của các chị bây giờ buồn lắm”, một nhân viên chua chát. Hiện nay, để thu hút khách hàng, nhà sách treo biển giảm giá sách từ 5 - 70%, tuy nhiên, lượng khách đến mua sách hầu nhưkhông tăng được bao nhiêu. Công ty sách Bắc Miền Trung có hệ thống nhà sách ởcác huyện thị, tuy nhiên thời gian gần đây các nhà sách này cũng luôn trong tình trạng ế ẩm, một nhân viên của nhà sách cho hay. Tại siêu thị Big C cũng có một gian hàng sách khá bắt mắt, nhưng số người ghé xem, mua sách cũng khôngđáng kể.
Tình trạng kinh doanh sách ế ẩm nói trên do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do sự thay đổi xu hướng đọc từ sách báo giấy sang sách báo điện tử, mạng internet đã thu hút một lượng lớn độc giả truyền thống của sách báo giấy gồm thanh thiếu niên, cán bộ công chức, viên chức, những người làm công tác truyền thông... Đặc biệt, với sự bùng nổ của các phương tiện có thể đọc sách báo di động (điện thoại kết nối Internet, máy tính bảng, sách điện tử…) và thị trường kinh doanh sách, tài liệu điện tử với nhiều tiện ích và tínhưu việt cũng như giá thành hạ hơn đã hạ “đo ván” thị trường sách báo truyền thống. “So với trước đây, lượng HSSV đến với thư viện chỉ còn lại khoảng 1/5”,ông Nguyễn Đức Bình, Phó Giám đốc Trung tâm TTTV Nguyễn Thúc Hào (ĐH Vinh) nhận xét. Ở Thư viện tỉnh Nghệ An, trước đây, người đến mượn sách đọc tại chỗ rất đông, còn hiện nay chỉ có những người có nhu cầu đọc sách mượn về nhà, còn đối tượngđến phòng đọc chủ yếu là HSSV đến học bài, ôn thi. Nguyên nhân thứ hai, theo ông Nguyễn Hoàng Hân, chủ nhà sách LT3, là do kinh tế suy thoái nên người dân thắt chặt chi tiêu, ưu tiên các nhu cầu thiết yếu và lựa chọn hình thức tiếp cận sách báo miễn phí trên mạng Internet. “Mặc dù đọc sách giấy thích hơn, nhưng đã có rất nhiều sách miễn phí trên mạng nên họ không mua sách nữa”, ông Hân nói. Thứ ba, do lượng sách báo của các nhà sách trên địa bàn Nghệ An còn nghèo nàn, một số sách mới, sách hay mà độc giả muốn mua không có, cộng thêm lềlối kinh doanh cũ, thiếu linh hoạt, thiếu sáng tạo nên kém hấp dẫn độc giả. So với Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An chưa có những hoạt động qui mô, với nhiều hình thức sáng tạo để đưa sách đến với độc giả, hay kéo độc giả đến với sách.
Như trên đã nói, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sách ế ẩm. Ở đây chúng tôi muốn nói lên một nguyên nhân như là hệ quả “gậy ông đập lưng ông. Đó là tình trạng vi phạm bản quyền sách tràn lan, phổ biến ngay tại các nhà sách, tiệm sách. Dọc đường Nguyễn Văn Cừ, hoặc các con đường xung quanh trường ĐH Vinh có nhiều, nếu không nói là tất cả các hiệu sách bày bán rất nhiều sách photocopy; gồm tài liệu tham khảo, sách bài tập, giáo trình,…chủ yếu dành cho HSSV. “Vẫn biết làm như vậy là vi phạm bản quyền, và sách này chỉ sử dụng một thời gian ngắn là hỏng, nhưng lại phù hợp với túi tiền SV. Mặt khác đa số SV cũng xong mùa thi là không ngó tới sách nữa, nên họ chọn sách này. Có cầu tất có cung”, một chủ tiệm sách trênđường Bạch Liêu phân trần. Một SV khóa 54 trường ĐH Vinh cho hay hễ có bất cứgiáo trình nào SV cần, dù mới xuất bản, thì không lâu sau đã có bản photocopy bày bán, kích cỡ tùy theo yêu cầu của “Thượng đế”. SV cần bản sách lớn để học hay thích bản cỡ bằng bàn tay để “quay cóp” đều được đáp ứng. Hành vi vi phạm bản quyền, sao chép tác phẩm để kinh doanh này diễn ra công khai đã nhiều năm, nhưng chưa thấy cơ quan chức năng có giải pháp xử lý triệt để.
Khảo sát thị trường sách hiện nay, có thể nói không chủ quan rằng, sách đang không còn là một nhu cầu quan trọng đối với người dân Xứ Nghệ!
250
2315
21201
220137
121356
114513264